Hà Nội: Loạt cửa hàng không thiết yếu vẫn mở bán "thách thức” lệnh cấm

Ngày thứ 9 thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch bệnh COVID-19, có khá nhiều cửa hàng kinh doanh không thiết yếu ở Hà Nội vẫn mở cửa bán hàng giữa “thanh thiên bạch nhật”.

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội từ ngày 1/4, nhiều cửa hàng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu đã nghiêm chỉnh, tự giác đóng cửa, tạm dừng hoạt động kinh doanh. Nhưng vẫn còn loạt cửa hàng dọc trên tuyến phố Đê La Thành, Nguyên Hồng, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Hoa Thám… dù bán các mặt hàng không thiết yếu nhưng vẫn ngang nhiên mở cửa, phục vụ khách hàng tại chỗ.

Dọc tuyến phố Đê La Thành, hàng loạt cửa hàng bán đồ kim khí, vật liệu xây dựng vẫn ngang nhiên mở cửa phục vụ khách tại chỗ.

Dọc tuyến phố Đê La Thành, hàng loạt cửa hàng bán đồ kim khí, vật liệu xây dựng vẫn ngang nhiên mở cửa phục vụ khách tại chỗ.

Thậm chí, trên đường Đê La Thành, một loạt các cửa hàng kim khí, vật liệu xây dựng vẫn mở cửa bán, chỉ đến khi lực lượng chức năng bắc loa “chỉ mặt đặt tên” từng cửa hàng yêu cầu đóng cửa thì chủ cửa hàng mới tiến hành một cách “chống đối”. Khi lực lượng chức năng "khuất bóng", các cửa hàng lại lập tức “hé cửa” bán tiếp.

Một số cửa hàng giặt là, sim thẻ điện thoại và sửa chữa xe máy trên phố Nguyên Hồng vẫn mở cửa kinh doanh.

Một số cửa hàng giặt là, sim thẻ điện thoại và sửa chữa xe máy trên phố Nguyên Hồng vẫn mở cửa kinh doanh.

Ngay trên phố Nguyên Hồng, loạt cửa hàng sim thẻ điện thoại, giặt là và sửa chữa xe máy vẫn hoạt động bình thường. Khi phóng viên phản ánh, một thành viên đội trật tự cho biết: “Ngày nào chúng tôi cũng đi vận động đóng cửa nhưng khi chúng tôi đi khỏi, họ lại mở cửa để bán, bất chấp sự khuyên ngăn từ phía các cấp chính quyền”.

Một số cửa hàng trên đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng) vẫn mở cửa bán hàng.

Một số cửa hàng trên đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng) vẫn mở cửa bán hàng.

Các cửa hàng bán cá cảnh, cây cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) hay các cửa hàng bán thức ăn, đồ dùng cho chó mèo trên đường Trường Chinh (quận Đống Đa); các cửa hàng bán vật liệu xây dựng trên đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy) vẫn “nửa kín nửa hở” để bán hàng mỗi khi khách hỏi, bất chấp lệnh cấm.

Các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng lách luật bằng cách đóng 1/2 cửa.

Các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng lách luật bằng cách đóng 1/2 cửa.

Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, kể từ 0h ngày 28/3/2020, các cơ sở kinh doanh không cần thiết sẽ phải tạm thời đóng cửa nhằm phục vụ công tác khoanh vùng, phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Việc đóng cửa các cơ sở kinh doanh không cần thiết sẽ được thực hiện đến hết 15/4/2020. Trừ các điểm kinh doanh dịch vụ như: Siêu thị tổng hợp, trung tâm thương mại bao gồm siêu thị tổng hợp; văn phòng cho thuê; bệnh viện; chợ dân sinh gồm các gian hàng lương thực, thực phẩm rau, củ, quả, đồ khô; các cửa hàng tiện lợi như siêu thị mini, trừ dịch vụ ăn uống tại chỗ; cửa hàng tạp hóa kinh doanh hoa quả; chuỗi kinh doanh nông sản, thực phẩm thuốc chữa bệnh; dịch vụ khám chữa bệnh; dịch vụ ngân hàng; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, ga khí đốt.

Một cửa hàng kinh doanh đồ điện nước ngang nhiên mở cửa.

Một cửa hàng kinh doanh đồ điện nước ngang nhiên mở cửa.

Hà Nội: Loạt cửa hàng không thiết yếu vẫn mở bán "thách thức” lệnh cấm - 6

Hà Nội: Loạt cửa hàng không thiết yếu vẫn mở bán "thách thức” lệnh cấm - 7

Đa số các cửa hàng đóng cửa theo kiểu “chống đối”, khi khách đến hỏi thì sẵn sàng phục vụ.

Đa số các cửa hàng đóng cửa theo kiểu “chống đối”, khi khách đến hỏi thì sẵn sàng phục vụ.

Theo ý kiến của Luật sư Nguyễn Thị Hồng Linh - Công ty Luật TNHH Link & Partners, hành vi cửa hàng không kinh doanh mặt hàng thiết yếu mà vẫn mở bán hàng có thể bị xử lý như sau: Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid -19 do chủng mới virus corona gây ra được phân vào Nhóm A với mức độ lây lan nhanh và gây nguy hiểm. Do đó, Chính phủ cũng đã có văn bản yêu cầu đóng cửa các hoạt động kinh doanh không phải là phục vụ cho nhu cầu thiết yếu nhằm mục đích phòng chống dịch bệnh lây lan.

Như vậy, tổ chức, cá nhân có Hành vi cố tình kinh doanh khi không phải là mặt hàng thiết yếu có thể sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 – Điều 11 – Nghị định 176/2013/NĐ-CP như sau: “4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng". 

Nguồn: [Link nguồn]

Choáng với thú ăn chơi ”đốt tiền” của nữ đại gia Dương Đường vừa bị bắt

Cặp vợ chồng đại gia này thường xuyên chụp ảnh, tỏ ra vô cùng thân thiết với hàng loạt ngôi sao giải trí nổi tiếng....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh An ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN