Giá giảm mạnh, người trồng vải “ngóng” thương lái Trung Quốc

Sự kiện: Kinh Doanh

Theo ghi nhận của PV, ngày 6/6, tại phố Kim, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thị trường thu mua vải tận vườn, tùy từng loại có giá dao động từ 6.000 – 15.000 đồng/kg. Điển hình như vải u hồng, vải thanh hà, vải thiều sớm…giá liên tục giảm trong vài ngày qua

Giá giảm theo giờ

Trong những ngày vừa qua, việc mua bán vải của người dân một số địa phương tại Bắc Giang diễn ra khá sôi động. Tuy nhiên,  giá vải thiều sớm năm nay xuống thấp chỉ bằng ½ so với giá của vụ trước.  

Đại diện UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, Bắc Giang đang vào cuối mùa thu hoạch vải thiều sớm, chuẩn bị thu hoạch vải thiều chính vụ. Năm nay, diện tích trồng vải thiều của tỉnh duy trì trên 28.000 ha (giảm gần 1.000 ha so với năm 2017). “Hiện nay, sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang tiêu thụ bình quân khoảng 1.200 tấn/ngày; lũy kế từ đầu vụ đã tiêu thụ khoảng trên 9.000 tấn, giá trị thu được ước đạt 170 tỷ đồng".

Theo khảo sát của PV, giá vải bán buôn tại Bắc Giang dao động từ 9.000 đến 12.000 đồng/kg. Các loại vải như: U hồng, Thanh Hà, vải thiều... mẫu mã đẹp có mức giá dao động từ 10.000 đến 14.000 đồng/kg.

Giá giảm mạnh, người trồng vải “ngóng” thương lái Trung Quốc - 1

Cảnh mua bán tấp nập diễn ra tại vựa vải Lục Ngạn, Bắc Giang

Ở thời điểm này năm 2017, ông Ngô Sỹ Nội – chủ vườn vải Thanh Hà tại thôn Cầu Đất, Lục Ngạn (Bắc Giang) chia sẻ: “Năm ngoái, giá vải đạt ngưỡng trung bình 20.000 – 40.000 đồng/kg. Thương lái đến tận vườn tranh mua từng cân để gom hàng xuất đi bán”.  Tuy nhiên, thời điểm này, mặc dù các thương lái thu mua vải đi các thị trường như: Trung Quốc, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lào Cai,... cũng liên tục thu mua song mức giá thấp hơn hẳn.

Lý giải cho điều này, bà Nguyễn Thị Hoài – chủ cơ sở thu mua vải tại phố Kim, Lục Ngạn cho rằng do năm nay cây vải được mùa, lượng vải lớn và để bao tiêu được thì cần phải giảm giá thành đẩy mạnh hoạt động thu mua. Tuy nhiên những loại vải có mẫu mã đẹp thì bà Hoài vẫn thu mua với giá cao, vải thiều loại 1 giá thu mua dao động từ 8.000 – 14.000 đồng/kg.

Tại thị trường vải Lục Ngạn, thời điểm buổi sáng, hàng trăm thương lái đến từ Thanh Hóa, Lào Cai, Hà Nội,... đến thu mua vải với hơn 40 điểm cân hoạt động liên tục. Đây là thời điểm giá vải đạt ngưỡng cao nhất ngày, khoảng 14.000 đồng/kg.

Đến giữa trưa, lượng thương lái giảm và một số người dân đưa vải bị sâu đầu ra bán khiến vải giảm giá nhanh chóng. Loại vải U hồng có giá từ 10.000 đồng/ kg xuống còn 1.500 đồng/kg, giảm gần 10 lần so với thời điểm chợ sáng.

Anh Nguyễn Văn Hà, một người dân chuyên xuất vải cho thương lái đi chợ quê cho biết, một ngày anh có thể chở 2 – 4 chuyến vải. “Hôm nay, vải U hồng có mức giá xuống kỷ lục. Tôi bán được 98 kg vải U hồng thu về 132.000 đồng và lỗ hoàn toàn.”, anh Hà cho biết thêm.

Mong ngóng thương lái Trung Quốc

Theo ghi nhận, thương lái Trung Quốc đến thu mua vải ở thời điểm này khá đông. Khác với năm ngoái chỉ tập trung ở thôn Cầu Đất, năm nay họ thu mua rải rác từ đầu huyện Lục Ngạn đến phố Kim. Giá thu mua của thương lái Trung Quốc cao hơn từ 3.000-4.000 đồng/kg so với thương lái Việt Nam.

Thương lái Trung Quốc thường mua loại vải Thanh Hà và chỉ mua loại 1. Theo lí giải, vải Thanh Hà quả to mọng, đều đẹp và để được lâu, dễ vận chuyển.

Giá giảm mạnh, người trồng vải “ngóng” thương lái Trung Quốc - 2

Thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao hơn khoảng 3.000 đồng/kg

Mặc dù vải thiều Lục Ngạn khoảng 10 ngày nữa mới vào chính vụ nhưng với tình trạng vải trượt giá như hiện nay, nhiều người trồng vải lo ngại giá sẽ thấp, ảnh hưởng đến thu nhập.

Ông Trần Thân, một người trồng vải tại Lục Ngạn chia sẻ vườn vải thiều của nhà ông vẫn chưa có người đặt mua trước. Ông bày tỏ: “Đến thời điểm này quả vải Lục Ngạn chưa bị ế ẩm, mong muốn của chúng tôi là nhà nước tạo điều kiện cho các thương lái, đặc biệt là các thương lái Trung Quốc đến thu mua nhiều hơn nữa.”

Giá vải chín sớm chỉ còn 16.000 đ/kg, quả ”cháy” trên cây vì ế ẩm

Giá vải chín sớm rớt xuống từ 50.000 đồng/kg còn 16.000 đồng/kg, thậm chí có thương lái chỉ trả 9.000đ/kg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thủy Trần ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN