Độc đáo nghề chăm mai Yên Tử ở làng hoa lớn nhất Quảng Ninh: Thắp đèn tránh rét cho cây

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Giống mai rừng Yên Tử đứng trước nguy cơ tuyệt chủng đang được các nghệ nhân ở làng hoa Bình Khê, TX Đông Triều (Quảng Ninh) gây giống, chăm sóc một cách đặc biệt.

Trước nạn đào trộm và khai thác bừa bãi, giống cây quý mai Yên Tử đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ duy nhất ở làng nghề trồng hoa, cây cảnh Bình Khê, TX Đông Triều (làng hoa lớn nhất Quảng Ninh), giống mai này đang được các nghệ nhân dày công ươm trồng, chăm sóc một cách đặc biệt.

Trước nạn đào trộm và khai thác bừa bãi, giống cây quý mai Yên Tử đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ duy nhất ở làng nghề trồng hoa, cây cảnh Bình Khê, TX Đông Triều (làng hoa lớn nhất Quảng Ninh), giống mai này đang được các nghệ nhân dày công ươm trồng, chăm sóc một cách đặc biệt.

Ông Trần Ngọc Nam (55 tuổi, thôn Đồng Đò, xã Bình Khê) đã có cả chục năm bỏ công sức nghiên cứu và trồng thành công giống mai quý.

Ông Trần Ngọc Nam (55 tuổi, thôn Đồng Đò, xã Bình Khê) đã có cả chục năm bỏ công sức nghiên cứu và trồng thành công giống mai quý.

Điểm đặc biệt của giống hoa mai này là được trồng ở đất Bắc chứ không phải miền Nam giống như các loại mai vàng khác. Hoa có màu vàng chanh tươi, mỗi bông hoa sẽ gồm 5 cánh, viền mỗi cánh lượn sóng và xếp thưa nhau.

Điểm đặc biệt của giống hoa mai này là được trồng ở đất Bắc chứ không phải miền Nam giống như các loại mai vàng khác. Hoa có màu vàng chanh tươi, mỗi bông hoa sẽ gồm 5 cánh, viền mỗi cánh lượn sóng và xếp thưa nhau.

Các gốc mai Yên Tử thường được phân bố rải rác khắp ngọn núi Yên Tử, nhưng lại tập trung nhiều nhất ở các vùng như: khu vực chùa Đồng, Thác Vàng, Thác Bạc, chùa Một Mái, chùa Vân Tiêu, chùa Bảo Sái…

Các gốc mai Yên Tử thường được phân bố rải rác khắp ngọn núi Yên Tử, nhưng lại tập trung nhiều nhất ở các vùng như: khu vực chùa Đồng, Thác Vàng, Thác Bạc, chùa Một Mái, chùa Vân Tiêu, chùa Bảo Sái…

Trong tiết trời mưa phùn, ông Nam hàng ngày vẫn cần mẫn cùng người làm chăm sóc từng cây. Bởi, mỗi cây mai vàng Yên Tử để sống được như hiện tại đã phải trải qua nhiều năm chăm bẵm kỳ công và có giá trị cao.

Trong tiết trời mưa phùn, ông Nam hàng ngày vẫn cần mẫn cùng người làm chăm sóc từng cây. Bởi, mỗi cây mai vàng Yên Tử để sống được như hiện tại đã phải trải qua nhiều năm chăm bẵm kỳ công và có giá trị cao.

Theo ông Nam, khoảng 10 năm trước, có rất nhiều người hỏi mua cây mai vàng Yên Tử về để chơi Tết khiến giá thành mỗi cây ngày đó bằng mấy chỉ vàng. Vì thế nạn đào trộm mai rừng Yên Tử trở thành vấn nạn.

Theo ông Nam, khoảng 10 năm trước, có rất nhiều người hỏi mua cây mai vàng Yên Tử về để chơi Tết khiến giá thành mỗi cây ngày đó bằng mấy chỉ vàng. Vì thế nạn đào trộm mai rừng Yên Tử trở thành vấn nạn.

Trước nguy cơ tuyệt chủng giống mai quý, ông Nam bỏ ra hàng trăm triệu để mua những gốc cây phôi về để hồi sinh và nhân giống.

Trước nguy cơ tuyệt chủng giống mai quý, ông Nam bỏ ra hàng trăm triệu để mua những gốc cây phôi về để hồi sinh và nhân giống.

"Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm nên cây phôi chết nhiều, vốn liếng cũng từ đây tiêu tán, nếu bỏ ngang coi như mất cả. Tôi đánh liều chăm thêm vài lần nữa, đến năm 2017 thì thành công", ông Nam tâm sự.

"Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm nên cây phôi chết nhiều, vốn liếng cũng từ đây tiêu tán, nếu bỏ ngang coi như mất cả. Tôi đánh liều chăm thêm vài lần nữa, đến năm 2017 thì thành công", ông Nam tâm sự.

Ngoài ghép cành, ươm giống, ông Nam còn chăm cây trong nhà kính. Những hôm thời tiết rét đậm còn phải thắp đèn sợi đốt để giữ nhiệt tránh chết cây.

Ngoài ghép cành, ươm giống, ông Nam còn chăm cây trong nhà kính. Những hôm thời tiết rét đậm còn phải thắp đèn sợi đốt để giữ nhiệt tránh chết cây.

Hiện tại, trên khoảnh vườn rộng gần 6.000m2, ông Nam đang sở hữu khoảng 2.000 gốc mai vàng Yên Tử với đầy đủ kích cỡ từ nhỏ đến cổ thụ. Trong đó có hơn 60 gốc có giá trị gần 200 triệu đồng/cây.

Hiện tại, trên khoảnh vườn rộng gần 6.000m2, ông Nam đang sở hữu khoảng 2.000 gốc mai vàng Yên Tử với đầy đủ kích cỡ từ nhỏ đến cổ thụ. Trong đó có hơn 60 gốc có giá trị gần 200 triệu đồng/cây.

Thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay, vườn của ông Nam có khoảng 400 cây ra hoa và đủ tiêu chuẩn để đưa vào chậu đem đi bán. Giá mai vàng Yên Tử tại đây thấp nhất là 4 triệu đồng/cây cao gần 2m, những cây tầm trung giá dao động từ 30 đến 40 triệu/cây.

Thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay, vườn của ông Nam có khoảng 400 cây ra hoa và đủ tiêu chuẩn để đưa vào chậu đem đi bán. Giá mai vàng Yên Tử tại đây thấp nhất là 4 triệu đồng/cây cao gần 2m, những cây tầm trung giá dao động từ 30 đến 40 triệu/cây.

Theo Trưởng phòng Kinh tế TX Đông Triều ông Lê Quốc Ruyến, địa phương hiện có 400ha trồng hoa, cây cảnh, trong đó có hơn 10ha trồng cây mai vàng Yên Tử. Thời gian tới, loài mai này sẽ là một trong những cây đặc trưng của địa phương khi đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân bản địa.

Theo Trưởng phòng Kinh tế TX Đông Triều ông Lê Quốc Ruyến, địa phương hiện có 400ha trồng hoa, cây cảnh, trong đó có hơn 10ha trồng cây mai vàng Yên Tử. Thời gian tới, loài mai này sẽ là một trong những cây đặc trưng của địa phương khi đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân bản địa.

Nguồn: [Link nguồn]

Vốn chỉ là cây hoa mọc dại nhưng vài năm gần đây, cây hoa ké "lên chậu" thành bonsai đẹp lạ, nhiều người tìm mua về chơi Tết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Dương ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN