Hình ảnh quen thuộc ở Bình Dương trong dịp rằm tháng Giêng

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Lễ hội Miếu Bà Thiên Hậu rằm tháng Giêng được xem là lễ hội có quy mô lớn nhất tại tỉnh Bình Dương.

Ngay từ những ngày đầu tháng Giêng, du khách ở các tỉnh, thành đã tìm về Miếu Bà Thiên Hậu Bình Dương để vía Bà. 

CLIP: Dòng người chen lấn vào thắp hương trong chính điện khuya 14 tháng Giêng - thời khắc chuyển sang ngày rằm 

Hội mở đúng vào ngày rằm nhưng ngay từ những ngày đầu năm mới, trên đường phố, người và xe cộ đi lại tấp nập. Du khách từ TP HCM và các tỉnh gần xa nườm nượp đổ về miếu Bà.

Hội mở đúng vào ngày rằm nhưng ngay từ những ngày đầu năm mới, trên đường phố, người và xe cộ đi lại tấp nập. Du khách từ TP HCM và các tỉnh gần xa nườm nượp đổ về miếu Bà.

Hình ảnh quen thuộc ở Bình Dương trong dịp rằm tháng Giêng - 2

Hình ảnh quen thuộc ở Bình Dương trong dịp rằm tháng Giêng - 3

Hình ảnh quen thuộc ở Bình Dương trong dịp rằm tháng Giêng - 4

Hình ảnh quen thuộc ở Bình Dương trong dịp rằm tháng Giêng - 5

Lễ rước cộ Bà diễn ra lúc đầu giờ chiều ngày rằm. Nghi thức rước cộ Bà uy nghi bắt đầu cuộc diễu hành qua các tuyến đường quanh khu vực trung tâm phường Phú Cường, chợ Thủ Dầu Một của TP Thủ Dầu Một.

Lễ rước cộ Bà diễn ra lúc đầu giờ chiều ngày rằm. Nghi thức rước cộ Bà uy nghi bắt đầu cuộc diễu hành qua các tuyến đường quanh khu vực trung tâm phường Phú Cường, chợ Thủ Dầu Một của TP Thủ Dầu Một.

Hình ảnh quen thuộc ở Bình Dương trong dịp rằm tháng Giêng - 7

Hình ảnh quen thuộc ở Bình Dương trong dịp rằm tháng Giêng - 8

Đi đầu trong đoàn rước cộ Bà là 4 con Hẫu “mở đường của Bang Phúc Kiến” với khoảng 60 thanh niên theo sau, mặc đồng phục, mang cờ hiệu, kiếm và thanh long đao, tiếp theo là xe chở bộ tứ “Tây Du Ký”, các đoàn lân, sư, rồng biểu diễn cùng các đội gánh cờ, gánh hoa, biểu diễn âm nhạc.

Đi đầu trong đoàn rước cộ Bà là 4 con Hẫu “mở đường của Bang Phúc Kiến” với khoảng 60 thanh niên theo sau, mặc đồng phục, mang cờ hiệu, kiếm và thanh long đao, tiếp theo là xe chở bộ tứ “Tây Du Ký”, các đoàn lân, sư, rồng biểu diễn cùng các đội gánh cờ, gánh hoa, biểu diễn âm nhạc.

Hình ảnh quen thuộc ở Bình Dương trong dịp rằm tháng Giêng - 10

Lễ cúng vía Bà Thiên Hậu được tiến hành vào lúc nửa đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng. Vị Chánh tế chủ trì buổi lễ do 4 bang người Hoa ở Bình Dương (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ) cử ra theo phân công luân phiên từng năm.

Lễ cúng vía Bà Thiên Hậu được tiến hành vào lúc nửa đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng. Vị Chánh tế chủ trì buổi lễ do 4 bang người Hoa ở Bình Dương (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ) cử ra theo phân công luân phiên từng năm.

Lễ hội Miếu Bà Thiên Hậu được diễn ra với nhiều hoạt động như: Phong tục đi chùa ngày Tết, Lễ cúng vía Bà, lễ rước cộ Bà… đã trở thành địa điểm du Xuân đặc sắc tại Bình Dương.

Lễ hội Miếu Bà Thiên Hậu được diễn ra với nhiều hoạt động như: Phong tục đi chùa ngày Tết, Lễ cúng vía Bà, lễ rước cộ Bà… đã trở thành địa điểm du Xuân đặc sắc tại Bình Dương.

Hình ảnh quen thuộc ở Bình Dương trong dịp rằm tháng Giêng - 13

Trong những năm gần đây, lễ hội chùa Bà Bình Dương còn được biết đến là lễ hội “miễn phí” với sự tham gia của các cấp chính quyền, cá nhân, tổ chức, đoàn, hội phục vụ chỉ dẫn, giữ xe, tặng thức ăn và nước uống miễn phí cho du khách đến tham dự lễ hội.

Trong những năm gần đây, lễ hội chùa Bà Bình Dương còn được biết đến là lễ hội “miễn phí” với sự tham gia của các cấp chính quyền, cá nhân, tổ chức, đoàn, hội phục vụ chỉ dẫn, giữ xe, tặng thức ăn và nước uống miễn phí cho du khách đến tham dự lễ hội.

Người khuyết tật và người mù được bố trí ngồi bán vé số ngay trước cổng Miếu Bà

Người khuyết tật và người mù được bố trí ngồi bán vé số ngay trước cổng Miếu Bà

Nguồn: [Link nguồn]

Để cầu khấn may mắn và bình an trong năm mới, hàng ngàn người chen lấn đổ về khu vực Miếu Bà Thiên Hậu chờ Thánh Mẫu đi qua để cầu bình an.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thảo ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN