Bỏ ra nửa triệu thuê người lên bản mua thịt lợn mán, đại gia vẫn "hốt' phải lợn nái sề

Sợ mua phải thịt lợn mán giả bán ngoài chợ, nhiều nhà giàu ở Hà Nội bỏ tiền thuê người lên tận bản để mua nhưng vẫn không mua được lợn mán chuẩn.

Thịt lợn mán giả tràn lan

Lợn mán hay còn gọi là lợn Mường, thường được nuôi thả tự nhiên trong môi trường hoang dã nên thịt ngon ngọt và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, không cho ăn tạp chất như lợn nhà. Do đó, những người sành ăn khó có thể bỏ qua loại protein tuyệt vời này.

Chính vì được nhiều người ưa chuộng nên lợn mán có giá thành rất cao. Và cũng bởi vậy mà tình trạng lợn mán giả xuất hiện rất nhiều trên thị trường bằng những chiêu lừa tinh vi, khó mà phát hiện được.

Bỏ ra nửa triệu thuê người lên bản mua thịt lợn mán, đại gia vẫn "hốt' phải lợn nái sề - 1

Thịt lợn mán của vùng núi Tây Bắc là một món đặc sản được nhiều người yêu thích đặc biệt vào dịp Tết.

Giống lợn mán khác với lợn công nghiệp là được nuôi thả rông trong vườn hay đối núi. Chúng không ăn cám, thức ăn thừa mà chủ yếu ăn rau, củ tự tìm thấy được. Trọng lượng mỗi con chỉ nặng khoảng 10 -15kg nhưng thịt chắc, mỡ mỏng, bì dày. Bởi vậy mà thịt lợn mán ăn không ngấy, thơm mềm, bì giòn.

Giá của chúng dao động từ khoảng 300.000 – 400.000/kg, đắt hơn thịt lợn thông thường rất nhiều. Đặc biệt vào dịp Tết, khi nhu cầu tăng, giá thịt lợn mán còn được đẩy lên cao hơn nữa. Vì vậy, cứ mỗi dịp Tết đến, loại thịt lợn này lại được làm giả tràn lan đánh lừa người tiêu dùng.

Đáng sợ nhất là loại thịt lợn mán được làm giả từ thịt lợn chết. Những người làm giả mổ xẻ lợn chết, đem ướt đá và sử dụng một vài quy trình “làm mới lại”. Sau đó, miếng thịt lợn chết đã thành thịt lợn mán đắt đỏ.

Sau mổ xẻ, người mua rất khó phân biệt được đâu là lợn mán và đâu là lợn công nghiệp. Đặc biệt với những ai ít kinh nghiệm thì hoàn toàn không thể phân biệt được mà chỉ biết theo lời người bán.

Thịt lợn thường sau khi được giả trang thành thịt lợn mán thì giá bán tăng vọt hẳn, cao hơn rất nhiều. So với mua lợn mán trực tiếp rồi bán lại thì có lợi nhuận cao gấp nhiều lần, lại không lãng phí lợn chết.

Bỏ ra nửa triệu thuê người lên bản mua thịt lợn mán, đại gia vẫn "hốt' phải lợn nái sề - 2

Nhu cầu tăng cao vào dịp Tết khiến thịt lợn mán được làm giả tràn lan

Chiêu làm giả thịt lợn mán từ thịt lợn sề

Trước tình trạng người tiêu dùng “sập bẫy” các chiêu làm giả thịt lợn sề thành thịt lợn mán và bán với giá cao ngất, anh Thắng, một tay chuyên buôn lợn từ các vùng núi Tây Bắc đổ về các nhà hàng ở Hà Nội, đầu mối cung cấp lợn mán có uy tín, cho biết, đa số lợn mán bán đầy chợ là đồ giả.

Theo anh Thắng, thịt lợn mán có da khá dày và cứng, lớp mỡ cực ít hoặc không có. Da lợn mán sần sùi, không bóng như da lợn nhà hay lợn lai, thường có ba sợi lông mọc chụm ở một chỗ. Thịt lợn rừng có màu nhạt chứ không đỏ như thịt nhà và có mùi hôi khá đặc trưng. Khi chế biến, thịt lợn rừng ngọt và thơm hơn thịt lợn nuôi. Điểm đáng chú ý là bì thịt lợn rừng phải nấu trong vòng 15 – 25 phút thì mới giòn và ăn được.

Thịt lợn mán có giá đắt gấp đôi, gấp ba thịt lợn sề. Giá thịt dao động trong khoảng từ 300.000 – 400.000 đồng/kg tùy từng phần thịt khác nhau. Có một số loại thịt được gắn mác lợn mán nhưng chỉ có giá dưới 200.000 đồng/kg.

“Người ta có thể dùng máy bắn lông để tạo thành chân lông 3 lỗ trên bì lợn. Việc trà trộn, nhập nhèm lợn mán trên bàn thịt là hoàn toàn có thể xảy ra”, anh Thắng cho biết.

Bỏ ra nửa triệu thuê người lên bản mua thịt lợn mán, đại gia vẫn "hốt' phải lợn nái sề - 3

Thịt lợn mán có lông da 3 lỗ là đặc điểm nổi bật khiến người tiêu dùng dễ bị đánh lừa.

Chính vì sợ mua nhầm thịt lợn mán giả nên nhiều nhà có điều kiện ở Hà Nội không tiếc tiền thuê người lên tận bản để mua lợn mán chuẩn về ăn Tết. Tuy nhiên, không phải cứ lên bản thì mua được lợn mán thật. Nhiều người tiền thì mất nhưng vẫn phải ăn thịt lợn sề như thường.

Anh Chương, chủ một chuỗi cửa hàng bán đồ nội thất phòng tắm ở Hà Nội kể: “Khi mình nhấc phần bì lợn lên nhìn, đúng là chân lông ba lỗ, da dày màu đen. Lớp mỡ rất mỏng, thịt đỏ tươi, săn chắc. Những đặc điểm trên hoàn toàn khớp với đặc điểm nhận dạng thịt lợn mán.”.

Nhưng sau khi chế biến, anh Chương mới nhận rõ mình bị lừa. “Thịt lợn ăn rất dai, bì lợn cứng, không nuốt được. Mấy đứa trẻ nhà tôi không thể ăn. Nói thật, người lớn còn không ăn nổi chứ đừng nói là trẻ nhỏ. Mình biết bị lừa, mua phải thịt lợn sề rồi”, anh Chương bày tỏ. Anh đã phải bỏ ra một số tiền kha khá để nhờ người lên bản mua lợn mán rồi mổ giúp luôn, nhưng kết quả cuối cùng anh nhận được lại là thịt lợn sề.

Bỏ ra nửa triệu thuê người lên bản mua thịt lợn mán, đại gia vẫn "hốt' phải lợn nái sề - 4

Thịt lợn sau khi mổ rất khó phân biệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily (Gia đình & Xã hội)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN