Trận đấu nổi bật

radu-vs-thiago
Mutua Madrid Open
Radu Albot
1
Thiago Monteiro
2
roberto-vs-albert
Mutua Madrid Open
Roberto Bautista Agut
1
Albert Ramos-Vinolas
2
thanasi-vs-dominic
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
2
Dominic Thiem
0
sofia-vs-anna-karolina
Mutua Madrid Open
Sofia Kenin
0
Anna Karolina Schmiedlova
2
xiyu-vs-ana
Mutua Madrid Open
Xiyu Wang
2
Ana Bogdan
1
leyre-vs-sara
Mutua Madrid Open
Leyre Romero Gormaz
1
Sara Errani
2
duje-vs-richard
Mutua Madrid Open
Duje Ajdukovic
0
Richard Gasquet
2

Vô địch US Open 2018: Vị trí nào trong lịch sử cho Djokovic?

(Tin tennis) Djokovic đã chinh phục US Open 2018 và là Grand Slam thứ 14 của anh bằng thứ tennis vượt trội so với tất cả.

Video Djokovic thể hiện sự lỳ lợm trước Del Potro ở chung kết US Open:

Nếu có khoảnh khắc nào đó mà Djokovic đã đánh gục ý chí của Del Potro trong trận đấu anh thắng 6-3 7-6 6-3 thì đó phải là game 8 của set 2 khi cả 2 đã giằng co nhau trong suốt 20 phút và phần thắng cuối cùng trong set đấu đó thuộc về tay vợt người Serbia.

Vô địch US Open 2018: Vị trí nào trong lịch sử cho Djokovic? - 1

Djokovic vượt qua Del Potro

Cũng không sai khi gọi đó là thử thách Del Potro tạo ra cho Djokovic, vì bản thân Del Po cũng có những cơ hội để bẻ game, và nếu thành công sẽ giành được set 2. Nhưng ngoài phần thắng trong game đấu đó, thì hệ quả diễn ra ngay tiếp sau mới phản ánh rõ rệt ai là người thắng trong cuộc đối đầu trực diện cả về trình độ thể lực, bản lĩnh.

Ở loạt tiebreak của set 2, Del Potro yếm thế hơn dù cho anh có những lợi thế nhất định cho những cuộc phân định kiểu này: Cú giao bóng.

Del Potro giao bóng 1 trung bình nhanh hơn Nole khoảng 19kmh, uy lực nhất là cú giao vào chữ T khi đứng ở ô chẵn và cực kỳ khó chịu khi xé ra mang ở ô lẻ, cụ thể đã có 5 cú ace trước đó (Djokovic là 0).

Nhưng Del Potro đã ko thể tạo ra cú ace nào, và cũng tuyệt đối không có điểm dễ dàng kiểu như đối phương trả lại hỏng, hoặc đưa bóng sang ở thế rất dễ để dứt điểm (free point).

Tâm lý với một áp lực đè nặng trên vai, lại có thể bị đối phương trả giao bóng cắm sâu về cuối sân trong hầu hết các cú giao bóng đã thử thách Del Potro dữ dội.

Del Potro cũng muốn đẩy Djokovic tới một giới hạn cao hơn thông qua việc tăng lực, bớt xoáy mà bạt nhiều hơn, đánh bóng mạo hiểm hơn trong loạt tiebreak đó, nhưng anh ko thể tạo ra giới hạn nào cho Djokovic cả khi mà tỉ lệ đánh bóng hỏng của cú thuận tay bỗng chốc ở tỉ lệ rất cao.

Del Potro phải thừa nhận rằng anh đã bị đẩy tới giới hạn của bạn thân, cần phải làm cho mọi cú quả trở nên vô cùng đặc biệt thì mới mong có thể làm cho Djokovic nao núng.

Djokovic vô địch chỉ với 70% sức

Và rằng, những cuộc đấu trí như thế xong xuôi thì phần còn lại chỉ là thủ tục. Del Potro cho rằng Nadal đã bỏ cuộc vì chấn thương đầu gối ở trận bán kết, nhưng sự thực thì chiến thắng đã trở nên rõ ràng ngay sau khi tay vợt người Argentina không đầu hàng trước chiến thuật nhồi trái của Nadal, đã có những pha bắn lưới ngoạn mục khi Nadal dâng cao muốn kết thúc nhanh điểm số thay vì chơi giằng co ở cuối sân.  

Djokovic xuyên suốt US Open lần này đã chơi một cách tự tin, đúng với tư thế cửa trên như vậy với các đối thủ nằm trong nhóm hạt giống và đã từng có những trận thắng trước anh qua những lần đụng độ.

Vô địch US Open 2018: Vị trí nào trong lịch sử cho Djokovic? - 2

Djokovic quá hay ở US Open

Nishikori bị buộc phải tạo ra những cú đánh cực khó, đổi hướng bất ngờ và mở góc thật rộng, nếu không Djokovic sẽ chơi giống như đang tập tua bóng trái và phải tay từ cuối sân, rồi bất ngờ tăng lực, kết thúc đường bóng.

Djokovic tự tin tới mức, khi đối thủ không trong nhóm hạt giống, khả năng gây bất ngờ ít, tay vợt này có thể chùng xuống, có thế thua 1 set. Từ vòng 4 trở đi, Djokovic không thua set nào trước Gasquet, Millman, Nishikori và Del Potro, trong khi 3 trận đấu đầu tiên, có 2 trận anh thắng sau 4 set.

Nó chính là yếu tố để khẳng định rằng Djokovic đã tập trung tối đa ở trận chung kết (nhất là 2 set đầu), nhưng trên cả một chặng đường thì anh chưa cần phải bung hết sức.

So sánh với cách thức Nadal thi đấu trước cùng một đối thủ như Del Potro cũng cho chúng ta thấy sự toàn diện vượt trội của Djokovic.

Djokovic đứng ôm sân hơn khi trả giao bóng và chuyển trạng thái từ phòng ngự sang tấn công tốt hơn. Djokovic điều chỉnh các cú thuận tay và trái tay có xu hướng bạt nhiều hơn thay vì xoáy, giảm bớt cơ hội đè bóng nhú cực nặng của Del Potro.

Djokovic không để cho trận đấu trở thành màn trình diễn của những cú thuận tay, mà buộc Del Potro phải đôi công trái tay là chủ yếu. Djokovic vượt trội ở kỹ năng này, với cả việc đánh chéo mở sân hoặc dọc dây.

Nhưng Djokovic cũng không lép vế ở sự chủ động tấn công, dứt điểm thuận tay, có nhiều hơn 1 điểm trực tiếp (32 – 31), và trong đó có 15 điểm từ thuận tay.

Sự thuận lợi về mặt thời tiết chỉ là một phần. Nhiệt độ giảm thấp và mái che đóng lại trên sân Arthur Ashe của buổi chiều tối hôm chung kết đơn nam không thuận cho tay vợt thiên về giao bóng tấn công như Del Potro và có lợi cho Djokovic – người chơi thứ tennis cân bằng hơn. Thực tế là Djokovic cũng đã có những tình huống phòng ngự thành công siêu việt.

Điều cốt tử là Djokovic đã có sự chuẩn bị hoàn hảo cả về thể lực và chiến thuật, thậm chí là cả những mưu mẹo để có ưu thế về tâm lý khi cần thiết (ngắt sự tập trung của đối thủ bằng vài thắc mắc về trái bóng với trọng tài, vi phạm quy định về thời gian giao bóng hay lỗi hành xử với số lần vừa đủ để không bị phạt quá nặng) và từ đó để các cú quả thống trị.   

Vị trí nào  của Djokovic trong lịch sử tennis

Djokovic mất tới 3 năm để giành được Grand Slam thứ hai trong sự nghiệp, nhưng chỉ trong vòng 8 năm (từ 2011 – 2018), anh đã thâu tóm được 13 chức vô địch của hệ thống đỉnh cao này.

Vô địch US Open 2018: Vị trí nào trong lịch sử cho Djokovic? - 3

Tam hoàng làng banh nỉ hiện tại

14 danh hiệu đã đưa Djokovic vươn lên tới một tầm mức mới, sánh ngang hàng với huyền thoại Pete Sampras. 

16 năm trước, khi vô địch US Open 2002, Sampras vốn đã là một huyền thoại, được thừa nhận như là tay vợt xuất sắc nhất của kỷ nguyên mở, vĩ đại nhất trong hệ thống Grand Slam.

Bắt kịp và vượt qua Sampras vì thế là mục tiêu cho tất cả các tay vợt đương đại hay xuất hiện sau đó. Nó cũng là chuẩn mực để đánh giá về tầm vóc giữa các tay vợt hàng đầu với nhau.

Federer đã chạm tới cột mốc của Sampras khi huyền thoại người Thụy Sĩ 28 tuổi, đăng quang ở Roland Garros 2009.

Nadal cũng đã sánh ngang với kỷ lục 14 Grand Slam của Sampras khi tay vợt người Tây Ban Nha 28 tuổi, vô địch Roland Garros 2014 (lần thứ 9 ở riêng giải đấu này).  

31 tuổi mới vô địch 14 Grand Slam của Djokovic không nói lên sự khác biệt quá lớn, mà chỉ phản ánh tính cạnh tranh khốc liệt mà Djokovic phải đương đầu khi thi đấu cùng thời với 2 tay vợt vĩ đại nhất lịch sử như Federer và Nadal.

Có thể nói rằng dù cùng đạt 14 danh hiệu nhưng Djokovic đã đứng ở trên một cái bục cao hơn Sampras. 14 Grand Slam của Djokovic là từ cả 4 giải đấu khác nhau trong khi huyền thoại Mỹ chưa từng chiến thắng ở Roland Garros.

Và 14 Grand Slam trọn vẹn ấy cộng với Golden Masters đang tồn tại duy nhất (31 danh hiệu đoạt được từ đầy đủ 9 giải đấu Masters khác nhau) rõ ràng là thành tích đỉnh cao để làm nên một sự nghiệp vượt trội so với bất cứ ai ngoài Federer và Nadal.

Nó giúp chúng ta tự tin khẳng định rằng tennis đương đại đang sở hữu cả 3 tay vợt xuất sắc nhất mọi thời đại, và cả 3 vẫn đang còn thi đấu: Federer, Nadal và Djokovic.

Và nó chắc chắn phải tạo nên thứ động lực ghê gớm cho cả một thế giới tennis đang có phần run rẩy.

Cho một Nadal đang có 17 Grand Slam phải vượt qua những trở ngại từ cái đầu gối lại tái phát chấn thương đã buộc tay vợt này lần thứ 3 trong sự nghiệp bỏ dở một trận đấu ở Grand Slam.

Cho một Federer với kỷ lục 20 Grand Slam đã gục ngã ở hai Grand Slam liên tiếp là Wimbledon và US Open trước các tay vợt dưới tầm.

Cho một trận tự giữa 3 tay vợt vĩ đại mai sau thế nào vẫn còn bỏ ngỏ dù cho những gì đã xảy ra trong 3 năm gần đây đã chứng minh rằng mọi bàn tính về sự thống trị của bất cứ tay vợt nào cũng chỉ giới hạn trong giai đoạn rất ngắn, có thể đảo lộn chỉ sau 1 năm, với một biến cố nào đó.

Thống kê các tay vợt giành nhiều danh hiệu lớn (tính từ năm 1990):

Tay vợt

Grand Slam (vô địch/giải)

ATP Finals

1000

Tổng (TB)

Roger Federer

20/74

6/15

27/130

53/219 (4.1)

Rafael Nadal 17/53 0/8 33/112 50/174 (3.5)

Novak Djokovic

14/55

5/10

31/104

50/169 (3.4)

Pete Sampras

14/52

5/11

11/83

30/146 (4.9)

Andre Agassi

8/61

1/13

17/90

26/164 (6.3)

Andy Murray

3/46

1/8

14/96

18/150 (8.3)

Boris Becker*

2/26

2/6

5/51

9/83 (9.2)

Thomas Muster

1/29

0/4

8/53

9/86 (9.6)

Gustavo Kuerten

3/33

1/3

5/67

9/103 (11.4)

Jim Courier

4/38

0/4

5/71

9/113 (12.6)

Stefan Edberg**

3/28

0/4

1/24

4/56 (14)

Marcelo Rios

0/26

0/1

5/56

5/83 (16.6)

Michael Chang

1/50

0/6

7/86

8/142 (17.8)

Marat Safin

2/41

0/3

5/87

7/131 (18.7)

Andy Roddick

1/46

0/6

5/75

6/127 (21.2)

* 4 Grand Slam của Becker giành được trước năm 1990.

** 3 Grand Slam của Edberg giành được trước 1990.

Clip hot US Open: Djokovic thủ ”không góc chết”, Del Potro cúi đầu bất lực

Phòng ngự nhưng vẫn chủ động tấn công, Djokovic khiến đối thủ bất lực.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Novak Djokovic Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN