Trận đấu nổi bật

felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
2
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
1
Dusan Lajovic
2
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
2
Coco Gauff
1
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
2
Mirra Andreeva
0

Từ Ánh Viên, Hoàng Nam đến để “hạt mầm” phát triển

Ánh Viên và Lý Hoàng Nam đã trở nên hiện tượng hot nhất của làng thể thao Việt Nam trong năm nay. Từ đó rất cần đến cái nhìn của ngành thể thao về những điều kiện để các “hạt mầm” phát triển…

Ánh Viên bắt đầu từ một cô bé ở vùng sông nước được ông cho học bơi để phòng đuối nước. Xuất phát điểm của việc xuống nước và bơi của Ánh Viên như bao đứa trẻ ở miền sông nước khi bước ra khỏi nhà là ao, là kênh rạch.

Rồi năng khiếu tiềm ẩn cùng những tố chất của một VĐV bơi lội bộc lộ dần qua những cuộc thi ở trường học, ở tỉnh. Nơi mà nhiều địa phương vẫn hay đưa thầy ở ngành thể thao về để tìm tài năng và “dỗ” đưa vào năng khiếu trọng điểm.

Và Ánh Viên đi theo ngạch chính thống như bao đứa trẻ ban đầu được phát hiện là có tố chất, có thể phát triển.

Từ Ánh Viên, Hoàng Nam đến để “hạt mầm” phát triển - 1

Thành công của Ánh Viên đến từ tài năng thiên bẩm của cô, cũng như kế hoạch đầu tư dài hạn, chỉn chu của những người làm thể thao

Cũng như Ánh Viên, Lý Hoàng Nam ban đầu chỉ là chú bé đen nhẻm đi lượm bóng ở sân quần vợt. Và gần như sân nào cũng thế, những đứa trẻ lượm bóng rất thích những giờ trống để dợt vài đường banh học lỏm được. Cũng có những em may mắn hơn thì được khách hàng “mượn” cho đứng một đầu, hoặc thuê để dợt banh.

Làng banh nỉ có vô số em trưởng thành từ cái môi trường kiếm sống bên sân banh đấy và được phát triển thành VĐV “có số, có má”.

Hai hiện tượng của thể thao Việt Nam (TTVN) là Ánh Viên và Lý Hoàng Nam đều không có gen thể thao nói chung và bơi lội hay quần vợt nói riêng nhưng được sống trong môi trường để “theo” môn thể thao mình bất chợt làm quen, rồi yêu thích.

Trao đổi với chúng tôi về hai hiện tượng trên, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục TDTT Phạm Văn Tuấn khẳng định: “Hiện tượng Ánh Viên và Lý Hoàng Nam cho thấy việc phát hiện nhân tài là yếu tố rất quan trọng và tiếp theo là việc đầu tư để các nhân tài đấy có điều kiện phát triển trong từng giai đoạn nhất định là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, còn liên quan đến hàng loạt những công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật trong ngành thể thao xung quanh việc phát triển tài năng…”.

Cá nhân tôi đồng ý với nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh. Ông Minh từng đau đáu việc tìm nhân tài cho ngành thể thao và nhiều làn làm Trưởng đoàn thể thao nên ông hiểu hơn ai hết về việc phát triển nhân tài.

Ông chia sẻ: “Thành tích thể thao gắn liền với thời kỳ trẻ. Để thành tích tốt phải dựa vào 4 yếu tố: Tuyển chọn và phát hiện người có tài; Quá trình huấn luyện nghiêm, đào tạo có hệ thống; Phải được chăm sóc đầu tư y học, dinh dưỡng tốt; Phải có những người thầy giỏi và phương tiện, dụng cụ tập luyện tốt.

Bốn điều trên rõ ràng cả Ánh Viên với Lý Hoàng Nam đều có và những nấc thang để hai em có lại lệ thuộc vào những yếu tố mà nhiều người nói trong hoàn cảnh của thể thao nước nhà thì hai em may mắn có được.

Từ Ánh Viên, Hoàng Nam đến để “hạt mầm” phát triển - 2

Hoàng Nam ăn mừng chức vô địch đôi nam trẻ Wimbledon 

Chẳng hạn như Ánh Viên phát triển nhanh nhờ 4 yếu tố trên, nhưng để có phần bản lề từ một đơn vị nhận nuôi dưỡng, hay một người thầy tận tâm hiểu từng tố chất của học trò thì là cả một vấn đề. Không có sự “đỡ đầu” của ngành Quân đội và thầy Đặng Anh Tuấn bên cạnh thì sẽ khó có những bệ phóng để Ánh Viên bay cao, bay xa.

Hay như Lý Hoàng Nam, nếu cứ chôn chân ở địa phương mà không có những điều kiện được mở ra như về nơi đất lành với sự chăm sóc và cả “chịu đựng” của Becamex thì làm sao Lý Hoàng Nam có được như ngày hôm nay.

Sở dĩ chúng tôi dùng từ “chịu đựng” là vì có lúc Becamex phải “chống” lại quyết định của Liên đoàn quần vợt VN từng gây khó cho Lý Hoàng Nam, hay “kiếm chuyện” với Nam một cách máy móc chứ không vì cái chung. May là Becamex “chịu đựng” được để giúp Nam vượt qua mang lại nhiều tiếng tăm cho thể thao nước nhà.

Ánh Viên không có những giờ tập bên Mỹ, không có chế độ chăm sóc dinh dưỡng một cách khoa học như tại xứ sở đào tạo bơi số 1 thế giới thì khó có những thành tích vượt bậc như hôm nay. 

Hoàng Nam không có sự dẫn dắt ban đầu của thầy Trần Đức Quỳnh, rồi không có sự hết mình hết sức để nâng tầm của chuyên gia Úc và không có kinh phí dồi dào của Becamex thì làm sao có những chuyến du đấu dài ngày tốn kém để tích lũy như thế.

Phát hiện ra nhân tài đã là vấn đề khó khăn, nhưng tạo những điều kiện tốt nhất để vượt khung và để được có đầy đủ 4 yếu tố như ông Nguyễn Hồng Minh chia sẻ thì đúng là cả một vấn đề mà TTVN cần phải hoàn thiện.

TTVN trước đây từng phát hiện nhiều nhân tài, nhưng ở thời kỳ trẻ cần được phát triển tốt nhất thì họ hoặc không có điều kiện (như Ánh Viên và Hoàng Nam được tạo điều kiện), hoặc được phát triển theo một mẫu số chung như mọi VĐV năng khiếu nên lãng phí rất nhiều.

Video Hoàng Nam nhận cúp vô địch đôi nam Wimbledon trẻ

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NGUYỄN NGUYÊN ([Tên nguồn])
Lý Hoàng Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN