Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
2
Jack Draper
1
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
2
Jasmine Paolini
1
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
0
Cristian Garin
2
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
2
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
2
Yue Yuan
0
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
2
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
0
Dusan Lajovic
1
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
0
Coco Gauff
1
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
1
Mirra Andreeva
0

Sự bịp bợm kinh thiên động địa: Sao giả gái phá kỷ lục thế giới

Sự kiện: Muôn màu thể thao

Nam giả nữ đi thi Olympic, bắt tàu điện ngầm để về nhất một cuộc thi điền kinh, nhờ người hành hung đối thủ,... Đó là những scandal từng trong nhóm các sự kiện chấn động nhất lịch sử thể thao thế giới.

Giả gái dự Olympic, phá kỷ lục thế giới

Tại Olympic Berlin 1936, Dora Ratjen đại diện nước chủ nhà Đức tham dự nội dung nhảy cao nữ và đứng hạng 4. Tuy nhiên trong giai đoạn 1937-1939, VĐV này liên tiếp phá kỷ lục thế giới. Mọi chuyện chẳng có gì đáng nói nếu dư luận không phát hiện ra Dora Ratjen là một người đàn ông với tên thật Heinrich Ratjen (nhiều nguồn ghi Hermann Ratjen, hoặc Horst Ratjen).

Heinrich Ratjen đã sống với thân phận "phụ nữ" cho tới tận khi phá kỷ lục thế giới môn nhảy cao

Heinrich Ratjen đã sống với thân phận "phụ nữ" cho tới tận khi phá kỷ lục thế giới môn nhảy cao

Bí ẩn xoay quanh Heinrich Ratjen sáng tỏ vào tháng 9/1938, thời điểm cảnh sát Đức tạm giữ ông khi được người dân phản ánh "có một người đàn ông mặc trang phục phụ nữ" ở nhà ga Magdeburg (Đức). Sau quá trình thẩm vấn và kiểm tra, Heinrich Ratjen buộc phải thừa nhận thân phận thật sự. Ngày 10/3/1939, mọi thành tích, kỷ lục của ông chính thức bị xóa sổ khỏi lịch sử điền kinh.

Scandal chấn động nhất lịch sử trượt băng nghệ thuật Mỹ

Tonya Harding và Nancy Kerrigan là hai ngôi sao sáng nhất làng trượt băng nghệ thuật nữ của Mỹ thập niên 90, thường xuyên so kè quyết liệt ở mỗi giải đấu lớn.

Tháng 1/1994, trong buổi tập chuẩn bị cho giải vô địch trượt băng nghệ thuật toàn nước Mỹ, Kerrigan bị một người đàn ông lạ mặt tấn công bằng dùi cui cảnh sát. Sau đó, Jeff Gillooly - chồng cũ của Tonya được xác định là thủ phạm.

Vụ tấn công khiến Kerrigan dính chấn thương, không đạt phong độ tốt khi vào giải và tuột mất HCV về tay Tonya. Tờ New York Times gọi đây là "khoảnh khắc đê hèn nhất, đáng xấu hổ nhất lịch sử trượt băng nghệ thuật Mỹ". Năm 2018, scandal Kerrigan - Tonya trở thành nguồn cảm hứng để Hollywood chuyển thể thành bộ phim "Tôi là Tonya" (I, Tonya). 

"Kerrigan - Tonya" là scandal đáng quên nhất lịch sử trượt băng nghệ thuật Mỹ

"Kerrigan - Tonya" là scandal đáng quên nhất lịch sử trượt băng nghệ thuật Mỹ

Vô địch giải điền kinh bằng cách... bắt tàu điện ngầm

Năm 1980, nữ VĐV Rosie Ruiz giành chức vô địch giải điền kinh Boston (Mỹ), tuy nhiên ban tổ chức cảm thấy điều bất thường vì thành tích của cô ở giải đấu này nhanh hơn 20 phút so với thành tích cá nhân tốt nhất trong quá khứ.

Sau đó, tất cả mới vỡ lẽ khi biết Rosie Ruiz đã bí mật bắt một chuyến tàu điện ngầm và trở lại đường đua khi cách đích vài dặm. Cho đến tận nhiều năm sau, Rosie Ruiz vẫn một mực phủ nhận hành vi đáng xấu hổ của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Sự đểu cáng kinh người trong thể thao: Người thường dự Paralympics

Những hành vi gian lận trong thể thao bị bắt gặp rất nhiều, nhưng sau đây sẽ là một số vụ việc khó tin và khủng khiếp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đỗ Anh (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Muôn màu thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN