Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
2
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
2
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
2
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
0
Jessica Bouzas Maneiro
0
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
0
Liudmila Samsonova
0
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
0
Lorenzo Sonego
1
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Arantxa Rus
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

Roland Garros đến Wimbledon: Từ đất nện đến sân cỏ

Sự kiện: Wimbledon 2023

Sự chuyển đổi từ mặt sân đất nện sang sân cỏ được coi là thách thức lớn nhất trong hệ thống 4 giải Grand Slam, tới mức phải 3 thập kỷ sau Bjorn Borg, chỉ có Nadal (2008, 2010) và Federer (2009) mới được ãm 2 chiếc cúp Roland Garros và Wimbledon trong cùng 1 năm.

Gọng cỏ và hạt đất

Khi Federer giao bóng với vận tốc 200km/h, ở sân đất nện chuẩn mực như Roland Garros, tốc độ sau khi bóng chạm mặt sân chỉ còn 112km/h.

Khi Nadal thực hiện cú thuận tay sấm sét dọc dây với vận tốc 150km/h, bóng chạm mặt sân rồi thì tốc độ còn lại chỉ là 84km/h.

Tỉ lệ trung bình người ta đo được ở trên sân đất nện ở thời điểm sau khi bóng chạm đất chỉ còn 56% so với vận tốc ban đầu. Đấy là mức tỉ lệ thấp nhất trong tất cả các hệ thống mặt sân khác nhau được ITF công nhận là đủ tiêu chuẩn trong thi đấu tennis. Nó thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ tốc độ thay đổi trên mặt sân cỏ: 70%. Đây cũng là mức hao hụt ít nhất, bởi sân cứng dù bóng khá chuội cũng bị mất tới 32% để tốc độ còn lại là 68%.

Roland Garros đến Wimbledon: Từ đất nện đến sân cỏ - 1

Mặt sân cỏ và đất nện được làm riêng để Nadal và Federer so tài

Với tỉ lệ 70% nói trên, tốc độ tương ứng ở 2 cú đánh của Federer và Nadal còn lại sau khi chạm mặt cỏ Wimbledon sẽ là: 140km/h và 105km/h, chênh so với sân đất nện là 28km/h và 21km/h. Cộng với độ nảy cao khác nhau của bóng, sự chênh lệch này quá lớn để ảnh hưởng toàn diện tới kỹ thuật, chiến thuật và thể lực của mọi tay vợt.

Ai vừa phông hay lại lưới tốt ?

Một đặc điểm dễ thấy và các tay vợt cảm nhận được cực kỳ rõ ràng là bóng ở trên sân cỏ rất chuội, nên các cú cắt bóng trở nên hiệu quả hơn bất kỳ điều kiện nào khác. Mà cắt bóng lại là một nửa của lối chơi “chip & charge” (cắt bóng và tràn lưới).

Mặt sân cỏ ở thời điểm có nhiều mưa bóng nảy thấp và trượt nhanh hơn so với những lúc ít và không mưa. Năm 1992, chuyên gia cuối sân Agassi thắng chuyên gia lên lưới Goran Ivanisevic trong trận chung kết Wimbledon được cho là nhờ London năm ấy khô ráo lạ thường. Sân cỏ mà khô thì sẽ cứng, bóng nảy cao hơn và chậm hơn, dễ chơi cho chuyên gia cuối sân. Wimbledon giờ đây có mái che nên càng thuận lợi cho các tay vợt không thường xuyên lên lưới.

Những cú giao bóng thẳng (đập) hoặc xoáy cũng trở nên đặc biệt hữu dụng trên mặt sân cỏ để từ đó các tay vợt tràn lưới và do mặt sân nảy rất ít, nên các cú volley ngắn như bỏ nhỏ cũng rất khó chịu. Các cú ngắt bóng ở trên lưới trên sân cỏ là nỗi khiếp đảm đối với các tay vợt chuyên chơi cuối sân, vì bóng gần như chỉ nhúc nhích khi “hạ cánh” xuống mặt sân. “Serve & volley” – Giao bóng và lên lưới vì thế rất hiệu quả ở trên sân cỏ.

Trong khi ấy, đất nện là mảnh đất của những chuyên gia chơi cuối sân, nên nếu ai hội tụ đủ các phẩm chất đăng quang ở Roland Garros lại thường thiếu các phẩm chất để thành công trên sân cỏ.

Federer là tay vợt toàn diện bậc nhất, có thể thành công trên các mặt sân khác nhau, thống trị sân cỏ trong hơn nửa thập kỷ qua, nhưng anh lại luôn bị ngăn cản bởi một chuyên gia đất nện là Nadal. Chỉ tới khi Nadal gục ngã vì Soderling năm 2009, Federer mới “tranh thủ” chinh phục được cả 2 giải đấu này trong cùng một năm.

Tới phần mình, Nadal vô địch Roland Garros đầu tiên năm 2005, nhưng phải 3 năm sau và đến trận chung kết Wimbledon thứ ba, huyền thoại người Tây Ban Nha mới có Grand Slam sân cỏ đầu tiên nhờ một khả năng phi thường của mình: Đánh bóng siêu xoáy và nền tảng thể lực siêu nhân.

Roland Garros đến Wimbledon: Từ đất nện đến sân cỏ - 2

Nadal là tay vợt hiếm hoi vô địch Wimbledon với những cú bóng xoáy

Trận chung kết Wimbledon 2008, Nadal tận dụng các cú thuận tay xoáy trung bình 3.300 vòng/phút của mình để ép trái Federer, và dù cho bóng ở sân cỏ nảy thấp hơn sân đất nện, nhưng nó vẫn là quá cao so với người chơi trái một tay như huyền thoại người Thụy Sĩ. Và dù bóng đi với tốc độ rất nhanh ở Wimbledon, nhưng ở thời điểm sung mãn nhất, khát vọng mãnh liệt nhất của mình, sự di chuyển phi thường của Nadal đã giúp anh thực hiện được các cú đánh phòng ngự “lai” tấn công thường thấy ở các mặt sân khác nhau.

Và may cho Nadal, tennis ngày nay đã không còn những chuyên gia cắt bóng lên lưới và giao bóng lên lưới tầm cỡ. Liệu Nadal gặp một chuyên gia sân cỏ chỉ cần cỡ Tim Henman thôi (người chưa từng có Grand Slam), giấc mơ Wimbledon với anh vẫn còn dang dở?

Những cú nảy bất định

Dinara Safina, cựu số 1 thế giới từng bảo, mặt sân cỏ ở Wimbledon từ vòng 3-4 trở đi luôn rất khó thích ứng. Ở phía cuối sân, sự giày xéo của các tay vợt làm đám cỏ ở đó chết đi, trơ ra mặt đất bị dồn nén xuống khá cứng; chỗ ấy bóng lại nảy như sân đất nện. Vậy là các tay vợt phải thích ứng với việc bóng rơi ở các điểm khác nhau trên mặt sân cỏ sẽ có độ nảy khác nhau.

Và ở trên mặt sân cỏ, bóng cũng có thể đổi hướng bất kỳ bởi một vài sợi cỏ bật gốc. Nhưng sự ám ảnh lớn nhất với các tay vợt là các sân khác nhau trong cùng khuôn viên của Wimbledon, bóng nảy cũng khác nhau. Nguyên do một phần là chất lượng cỏ, mà còn nằm ở việc bảo dưỡng sân trong thời gian 2 tuần giải diễn ra. Chỉ có sân trung tâm (Centre Court) có cỏ tốt nhất và được bảo dưỡng ở mức độ miễn chê.

Sân số 2 được coi là mồ chôn các tay vợt hạt giống hay nói theo hướng ngược lại, nó từng chứng kiến những bất ngờ không tưởng của các tay vợt vô danh. Năm 2002, Pete Sampras sau khi phản đối BTC xếp anh đánh ở sân số 2 bất thành, đã thua tay vợt phải đánh vòng loại là Gorge Bastl ngay ở vòng 2.

Roland Garros đến Wimbledon: Từ đất nện đến sân cỏ - 3

Chỉ có những tay vợt vĩ đại mới vô địch cả Roland Garros và Wimbledon

Chỉ có 2 tuần chuẩn bị

Với tất cả những điều khó khăn ấy, các tay vợt lại chỉ có đúng 2 tuần kể từ sau trận chung kết Roland Garros để chuẩn bị cho Wimbledon. Số giải tối đa mà các tay vợt có thể tham dự để làm nóng và thích ứng với mặt sân cỏ vì thế cũng chỉ là 2 giải. Nó là quá ít so với quãng thời gian khoảng 6 tuần của mùa đất nện chuẩn bị cho Roland Garros.

Thế nên, chỉ có những tay vợt vĩ đại mới có thể đăng quang cả Wimbledon và Roland Garros trong cùng 1 năm.

Bjorn Borg là hiện tượng kỳ lạ của Wimbledon, đăng quang ở đây 5 lần liên tiếp dù ông là chuyên gia sân đất nện và thiên về cuối sân. Nhưng nhờ HLV Lennart Bergelin, Borg đã có 3 sự thay đổi then chốt: Một là giao bóng mạnh hơn, đặc biệt là các cú giao bóng chém (slice serve) với 2 tiếng tập mỗi ngày trên sân cỏ do ông tự đầu tư cho mình; hai là sử dụng thường xuyên cú cắt trái để tràn lưới; và ba là luyện cú volley ngắt bóng để ghi điểm trên lưới mỗi khi có cơ hội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn (Tạp chí tennis)
Wimbledon 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN