Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
1
Jack Draper
1
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
0
Jasmine Paolini
0
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
0
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
-
Yue Yuan
-
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Nadal: Không chỉ là “Vua đất nện” (Kỳ 45)

Rafa từng bước thích nghi với mọi loại mặt sân sau khi vô địch Roland Garros 2005.

Đánh bại Federer ở bán kết, đối thủ của tôi trong trận chung kết là tay vợt người Argentina Mariano Puerta. Những tay vợt của Argentina cũng có nét giống Tây Ban Nha, đều là những chuyên gia đất nện. Puerta thi đấu tốt hơn tôi trong những trận đấu trước đó và tôi chưa làm chủ được những xúc cảm của bản thân trước những gì diễn ra và cả nỗi sợ hãi của mình. Không có ai hoàn thiện cả, nếu không thì bạn chẳng phải là con người. Nhưng tôi đã trở lại, xây dựng lối chơi phòng thủ cần thiết để giành chiến thắng và tập trung cao độ hơn bất cứ lúc nào trong sự nghiệp. Dĩ nhiên thứ không thể thiếu là nguồn năng lượng để vượt qua trận chiến. Puerta đã chơi cực tốt để giành chiến thắng 7-6 trong set 1 sau loạt tie-break (8-6).

Dù vậy tôi chỉ nghĩ tới trận đấu và những cảm thấy mình không được dừng lại. Tôi chiến đấu và chạy như thể mình đã thi đấu suốt hai ngày mà chẳng nghỉ ngơi. Tôi nghĩ tới chiến thắng để xua tan đi những mệt mỏi, để chuyển tất cả về phía Puerta. Tôi giành những điểm số then chốt và chiến thắng liên tiếp trong 3 set còn lại với tỷ số 6–3, 6–1, 7–5.

Nadal: Không chỉ là “Vua đất nện” (Kỳ 45) - 1

Nadal giành Grand Slam đầu tiên tại Roland Garros 2005

Trong khoảng thời gian 6 tháng, tôi leo qua ba đỉnh núi, và mỗi lúc một cao hơn. Davis Cup, danh hiệu lớn đầu tiên ở Monte-Carlo và bây giờ là đỉnh cao nhất, Grand Slam đầu tiên tại Roland Garros. Cảm xúc lúc đó thật khó diễn tả. Khoảnh khắc khi chiến thắng tôi quay lại nhìn từng thành viên trong gia đình, thấy cha mẹ tôi ôm nhau, các chú thì la hét, và tôi ngay lập tức hiểu rằng, sau bao năm tháng tập luyện gian khổ, chiến thắng này không chỉ dành cho mình tôi. Không cần suy nghĩ, điều đầu tiên tôi làm sau khi bắt tay với Puerta là lao vào đám đông và trèo lên khán đài để ôm lấy mọi người trong gia đình, chú Toni là người đầu tiên. Mẹ đỡ đầu Marilen ở đó và bật khóc. “Dì không thể tin được,” sau này bà đã nói với tôi về cảm xúc lúc điểm số cuối cùng kết thúc, “Dì đã thấy con ở đó, ngày càng trưởng thành và trở thành nhà vô địch, và đột nhiên trong tâm trí của dì nhớ lại cậu bé tiêu tụy gầy nhẳng mới 7 tuổi trở về nhà sau mỗi buổi tập ở Manacor.”

Tôi cũng có những suy nghĩ tương tự. Tôi đã chiến đấu bền bỉ trong bao năm trời để có mặt tại đây. Nhưng tâm trí tôi lúc nào cũng là hình ảnh của gia đình và hơn bao giờ hết, tôi hiểu ngày hôm đó, dù mình có nỗ lực bao nhiêu thì cũng không thể giành chiến thắng nếu chỉ có một mình. Roland Garros là phần thưởng của tôi nhưng cũng là của cả gia đình.

Tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Mục tiêu giành một Grand Slam như một gánh nặng đè trên vai tôi. Và bây giờ là món quà cho tất cả. Không phải vì tôi dễ dàng thực hiện tham vọng của mình. Tôi đang nếm trải chiến thắng trên đỉnh cao nhất, tôi đã muốn như vậy và còn muốn nhiều hơn nữa. Khi tôi đã có cảm giác vô địch ở một giải đấu danh giá như thế này, nghĩa là sẽ không còn quá nhiều sức ép để làm lại một lần nữa. Ngay lúc ấy, sau danh hiệu ở Roland Garros, ý tưởng trong tâm trí là ngày nào đó tôi sẽ chinh phục Wimbledon.

Nadal: Không chỉ là “Vua đất nện” (Kỳ 45) - 2

Nadal giành chức vô địch đầu tiên trên mặt sân cứng sau khi thắng Agassi tại Montreal

Không cần phải nói, tất cả những điều này không nằm trong suy nghĩ của chú Toni, hay trong những lời nhắn gửi mà chú chuyển cho tôi sau đấy. Vẫn là sự thẳng thừng đến lạnh lùng, chú Toni nói với tôi rằng Puerta đã chơi tốt hơn, và buộc tôi phải di chuyển nhiều hơn anh ấy, và tôi đã may mắn giành những điểm số quyết định mà thôi. Chú Toni khẳng định ngay lúc ấy – dù tôi không chắc có nhớ chính xác không – ngay trước khi chúng tôi trở về nhà để nghỉ ngơi trong ngày tiếp theo, bằng một bản ghi chú viết tay một danh sách những sai sót của tôi trong cả trận đấu, nhắc tôi phải sửa chữa nếu muốn có bất cứ cơ hội nào vô địch một lần nữa.

Chú Toni đã đúng. Hai giải Grand Slam còn lại trong năm 2005, tôi đều bị loại sớm, ở vòng 2 Wimbledon (thua tay vợt người Luxembourg Gilles Muller) và vòng 3 US Open (thua tay vợt người Mỹ James Blake). Những thất bại đưa tôi trở lại mặt đất và mang tôi trở lại với công việc ngổn ngang phía trước, để tránh không phải là một cái tên nữa ghi danh vào lịch sử Grand Slam, là tay vợt người Tây Ban Nha không có khả năng thích ứng với mọi mặt sân, nếu không phải là sân đất nện.

Những chuyên gia đánh giá tôi sau chức vô địch Roland Garros rằng tôi có thể một lần nữa đăng quang tại đây, nhưng sẽ chẳng bao giờ làm được điều tương tự ở ba giải Grand Slam còn lại, Wimbledon, US Open và Australian Open. Họ có lịch sử để chứng minh. Chúng tôi có nhà vô địch người Tây Ban Nha ở Roland Garros trong hai thập kỷ gần nhất nhưng không có ai giành chiến thắng ở những giải Grand Slam khác. Và năm 2005 tôi đã lặp lại chu kỳ đó.

Nhưng tôi mới 19 tuổi và cả tương lai ở phía trước, trong mùa giải ngoạn mục đầu tiên trong sự nghiệp. Tôi vô địch ở Canada, giải Montreal Masters (hay là Rogers Cup), sau khi đánh bại Andre Agassi (6–3, 4–6, 6–2) trong trận chung kết. Và sau đó cuối năm, tôi vô địch ở Madrid, một trong những mặt sân thách thức nhất với lối chơi của tôi: Sân cứng trong nhà. Giải Madrid như một bước ngoặt đáng khích lệ mãnh liệt rằng tôi có đủ khả năng thích ứng cho mọi mặt sân. Trong trận chung kết, tôi lật ngược tình thế sau khi thua hai set đầu tiên trước một tay vợt có cú giao bóng cực mạnh, Ivan Ljubicic của Croatia, trong trận đấu mà tôi thi đấu như thể đang đứng trên sân đất nện.

Nadal vượt qua Agassi 6–3, 4–6, 6–2 trong trận chung kết tại Rogers Cup 2005

Nada đánh bại Ljubicic 3–6, 2–6, 6–3, 6–4, 7–6(7–3) trong trận chung kết Madrid Masters 2005

Nadal trải qua giai đoạn chấn thương nghiêm trọng sau những giải đấu liên tiếp , mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào 19h thứ Sáu 25/10.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tự truyện Nadal - Câu chuyện của tôi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN