Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
2
Jack Draper
1
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
2
Jasmine Paolini
1
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
0
Cristian Garin
2
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
2
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
2
Yue Yuan
0
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
0
Jan-Lennard Struff
1
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
1
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Hùng Kê Quyền: Bài võ cổ hơn 200 năm nức tiếng võ đài

Sự kiện: Khám phá võ thuật

Nếu Hùng Kê Quyền là một bài quyền được nhiều môn phái võ cổ truyền Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới biết đến thì người tập Hùng Kê quyền ngày xưa còn được ví như những cao thủ bậc nhất trên sàn đấu võ đài.

Bài quyền cổ hơn hai trăm năm vang danh

Nếu nói “võ gà vàng” Kim Kê võ phái về “võ gà” nổi tiếng nhất Việt Nam thì “võ gà chọi” Hùng Kê Quyền lại là bài võ cổ nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn thân thuộc với tất cả các môn sinh võ cổ truyền Việt Nam trên toàn thế giới.

Hùng Kê Quyền: Bài võ cổ hơn 200 năm nức tiếng võ đài - 1

Hùng Kê Quyền không chỉ nổi tiếng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới

Hùng Kê Quyền là một trong 18 bài được đưa vào chương trình thống nhất thi đấu tiêu chuẩn của Liên đoàn võ cổ truyền (VCT) Việt Nam từ cách đây khoảng gần 25 năm. Tuy nhiên, bài quyền cổ này đã có lịch sử hơn 250 năm về trước.   

Tương truyền, Hùng Kê Quyền do Nguyễn Lữ sáng tạo ra trong một lần xem chọi gà để rèn luyện cho nghĩa quân Tây Sơn giai đoan đầu. Sau khi Đông Định Vương Nguyễn Lữ mất vào khoảng năm 1787, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ vì muốn giữ gìn di sản của em trai đã cho truyền dạy lại bài quyền này và lưu truyền cho hậu thế.     

Sau này, lão võ sư Ngô Bông (Quảng Ngãi) là người có công lớn trong việc đem Hùng Kê Quyền vào chương trình thi đấu của Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam và truyền bá bài quyền này ra cho võ sinh VTC VN trên toàn thế giới.  

Người yêu võ Việt chắc sẽ khó quên hình ảnh tại Liên hoan võ cổ truyền quốc tế 2004 tổ chức tại Hàn Quốc, lão võ sư Ngô Bông đã biểu diễn bài Hùng Kê Quyền trứ danh trước 70 môn phái võ thuật Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới. Bài biểu diễn của ông làm bật lên hào khí của những người anh hùng Tây Sơn kiêu dũng, thần tốc trong trang sử vẻ vang của dân tộc Việt. Mỗi lần nhắc tới sự kiện đó, không ít người phải nổi da gà.

Chị Hà Thị Yến Oanh, HLV trưởng đội tuyển võ cổ truyền TP.HCM, cho biết: “Chính vì bài quyền này đã được chuẩn hóa và đưa vào thi đấu nên nó ít chịu cảnh tam sao thất bản, bị lai tạp như một số bài quyền khác. Hiện tại, hầu hết môn phái võ cổ truyền nào cũng biết, đánh được Hùng Kê Quyền. Ngoài ra, số lượng võ sinh quốc tế tập luyện Hùng Kê Quyền nói riêng và võ cổ truyền Việt Nam không ít. Đó là một tính hiệu đáng tự hào trong việc bảo tồn bản sắc võ Việt”.

“Võ gà” – bậc nhất công phu đấu đài

Hùng Kê Quyền là môn võ sử dụng các ngón tay làm vũ khí, trong đó ngón trỏ như chiếc mỏ gà và các ngón còn lại co vào như những chiếc cựa gà nhằm tấn công vào các yếu huyệt của đối thủ như mắt, yết hầu, ngực, thái dương…Kết hợp với đó là bộ pháp linh hoạt, nhanh nhẹn và đầy bất ngờ trong xoay chuyển nên người tập Hùng Kê Quyền ngày xưa mỗi khi bước nên sàn đấu võ đài đều khiến các đối thủ phải kiêng dè.

Để tìm hiểu sâu hơn về Hùng Kê Quyền trên sàn đấu đài, chúng tôi đã tìm gặp cựu võ sư Ngô Thiều – đệ tử ruột của lão võ sư danh tiếng Ngô Bông một thời.

“Ngày xưa tôi được thầy Bông dẫn đi thi đấu ít nhiều trên 400 trận. Lúc đó không có hệ thống giải đấu như bây giờ, chỉ có võ đường này đấu với võ đường kia để lấy danh tiếng. Võ sĩ khi đó cũng chỉ mặc độc một chiếc quần dài, ở trần và còn được sử dụng các đòn chỏ, gối để thi đấu nên tính sát thương rất cao”, võ sư Ngô Thiều nhớ lại.

Theo ông Ngô Thiều, đối thủ nào gặp trò của thầy Ngô Bông điều khá kiêng dè. Bởi bài Hùng Kê Quyền khi ấy chỉ có mình thầy Bông biết và truyền lại cho học trò cưng của mình. Thân pháp trong của người tập Hùng Kê Quyền tương đối khác lạ, biến ảo nên rất khó đoán. Đặc biệt vì Hùng Kê được sáng tạo dựa trên hình tượng con gà đang chiến đấu nên người tập có lối đánh phủ đầu rất mạnh mẽ. “Nói không ngoa chứ ngày ấy những trận thua của đệ tử thầy Bông trên võ đài là rất ít”, thầy Thiều cho biết thêm.   

Tìm đến đình Trường Thọ - ngôi đình cổ hơn 100 năm tuổi là điểm tập luyện của đông đảo các môn sinh võ cổ truyền tại TP.HCM để tận mắt chứng kiến người tập Hùng Kê Quyền, người viết mới thấy hết sự linh hoạt của bài “võ gà chọi” này. Bài quyền gần như chỉ tiến chứ không lùi, như chú gà đang say trận, từ các ngón tay co vào, xoay trở đa dạng cho đến thân pháp bay nhảy liên tục nhưng không quá cao đều toát lên đặc trưng của linh vật đứng thứ 11 trong 12 con giáp. 

Với tinh thần yêu nước và đam mê võ cổ truyền Việt Nam, những võ sinh nơi đây nói riêng và tất cả môn sinh VTC Việt Nam trên toàn thế giới sẽ giúp bài quyền nổi tiếng này ngày càng được nhiều người biết đến và giữ gìn để “võ gà chọi” mãi “tung cánh” theo thời gian.

Hình ảnh và video biểu diễn Hùng Kê quyền – Thị phạm: VĐV Nguyễn Thị Tuyết Nhung – đội tuyển võ cổ truyền TP.HCM.

Hùng Kê Quyền: Bài võ cổ hơn 200 năm nức tiếng võ đài - 2

Hùng Kê Quyền: Bài võ cổ hơn 200 năm nức tiếng võ đài - 3

Những động tác uyển chuyển linh hoạt

Hùng Kê Quyền: Bài võ cổ hơn 200 năm nức tiếng võ đài - 4

Hùng Kê Quyền: Bài võ cổ hơn 200 năm nức tiếng võ đài - 5

Độ hiểm trong những thế quyền là rất lớn

Hùng Kê Quyền: Bài võ cổ hơn 200 năm nức tiếng võ đài - 6

Hùng Kê Quyền: Bài võ cổ hơn 200 năm nức tiếng võ đài - 7

Hùng Kê Quyền: Bài võ cổ hơn 200 năm nức tiếng võ đài - 8

Người luyện Hùng Kê Quyền đều là những cao thủ bậc nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN