Chủ nhà "vơ vét" cả trăm HCV SEA Games: Muôn nghìn chiêu trò bị phơi bày

Sự kiện: SEA Games 32

(Tin SEA Games) Các nước chủ nhà đã liên tiếp đứng đầu các kỳ SEA Games mình đăng cai bởi nhiều chiêu trò khác nhau.

SEA Games 30 đã kết thúc với vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương thuộc về chủ nhà Philippines. Điều này thậm chí đã không còn có gì là ngạc nhiên bởi trong khi Olympic có một hệ thống môn thi đấu rõ ràng và các ban trọng tài quốc tế, các kỳ SEA Games nước chủ nhà có thể tự ý bổ sung môn thế mạnh của mình và làm ảnh hưởng kết quả qua công tác trọng tài.

Các VĐV chủ nhà Philippines được ưu ái về đủ mặt để giành HCV

Các VĐV chủ nhà Philippines được ưu ái về đủ mặt để giành HCV

Philippines trong kỳ SEA Games năm nay đã đoạt 149 HCV, 117 HCB và 120 HCĐ. Tạp chí Spin mới đây trong một bài viết nhìn lại SEA Games đã thẳng thắn thừa nhận thực tế rằng ngay cả với thành tích đó, lợi thế sân nhà luôn luôn giúp các nước đăng cai mà Philippines không ngoại lệ.

Spin thống kê rằng trung bình cứ mỗi quốc gia đăng cai SEA Games đều sẽ có thêm 77 HCV cho đoàn mình khi so sánh với các kỳ đại hội họ không đăng cai. Trong vòng 12 năm từ 2007 đến 2019, bất cứ môn thể thao mới nào được quốc gia đăng cai đưa vào SEA Games thì họ sẽ đoạt HCV (hoặc rất nhiều huy chương) ở các môn đó.

Trong một số trường hợp, nước chủ nhà còn thêm/bớt các nội dung trong cùng một môn, ví dụ như bắn súng, để VĐV trọng điểm của họ đoạt HCV ở các nội dung của mình còn các nội dung khác không phải đấu. Thậm chí một số môn, với nội dung thi đấu vốn gồm “chỉ nam” và “chỉ nữ”, lại được bổ sung thêm nội dung “hỗn hợp nam nữ” một cách lạ tai, như trường hợp Myanmar làm điều này năm 2013 với môn billiards & snooker.

Và tất nhiên có cả những trường hợp bỏ hẳn một bộ môn ra khỏi chương trình thi đấu, như Lào bỏ hẳn bóng rổ năm 2009 hay bóng đá nữ không thi đấu ở SEA Games 2011 & 2015 (Indonesia & Malaysia). Lào cũng được Spin chỉ ra là quốc gia kém thành công nhất trong việc tận dụng “lợi thế sân nhà”, đơn giản vì họ quá kém.

Đó là chưa nói tới những tình huống mà trọng tài có ảnh hưởng trực tiếp lên việc nước chủ nhà đoạt huy chương, mà theo tờ Spin điều này đã trở nên quá thường xuyên ở mọi kỳ SEA Games. Những môn thể thao phụ thuộc vào kết quả chấm của giám khảo càng dễ bị ảnh hưởng do giám khảo có thể vin vào sự hiểu biết chuyên môn để lý giải cho điểm chấm của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Sốc: Chủ nhà ”phù phép” vượt Việt Nam chiếm số 1 HCV Olympic ở SEA Games

Chủ nhà SEA Games tính những nội dung không thi Olympic để đánh bại Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.D (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN