Canada GP 2015: Thách thức khó lường

Mùa giải Thể thức 1 2015 trở lại cùng người hâm mộ với chặng đua Canada. Đường đua vinh dự mang tên tay đua F1 Canada - Gilles Villeneuve, được xây dựng tại thành phố Montreal, thành phố lớn nhất thuộc bang Quebec.

Đường đua Gilles Villeneuve có tổng chiều dài 4.316 km gồm 9 góc cua phải và 6 cua trái. Đây là đường đua tốc độ cao khi vận tốc lên đến 316 km/h và trung bình vào khoảng 200 km/h. Kết hợp giữa các góc cua ngắn, tốc độ thấp và các góc cua kép được liên kết với nhau bằng các đoạn thẳng dài; vì thế, đường đua đòi hỏi động cơ và hệ thống phanh làm việc ở mức tối đa. Hệ thống làm mát phanh sẽ được thiết kế đặc biệt nhằm đảm bảo hoạt động trơn tru qua 70 vòng chạy.

Góc cua kép số 3 và 4 các tay đua sẽ chạy với vận tốc gần 180km/h, để tận dụng ưu thế thời gian, các tay đua sẽ chạy lấn lên các gờ giảm tốc và lấy cua sát vào bức tường. Góc cua số 11 mang tên L'Epingle có vòng cua rộng 180 độ là cơ hội tăng tốc, xử lý kỹ thuật để vượt nhau; đoạn thẳng dài ngay sau là cơ hội tiếp theo để các tay đua chiếm ưu thế.

Canada GP 2015: Thách thức khó lường - 1

Wall of Champions

Góc cua kép cuối cùng sẽ là một thử thách thực sự của chặng đua. Chạy tốc độ cao và thoát qua đoạn cua có bức tường nổi tiếng “Wall of Champions”, có bất kỳ sai sót nào đồng nghĩa nguy cơ bỏ cuộc xuất hiện song hành với tay đua.

Kỷ lục vòng chạy nhanh nhất 1:13.622s do tay đua kỳ cựu Barrichello lập năm 2002 trong màu áo đội Ferrari. Chặng đua năm 2011, với chiến thắng của tay đua Jenson Button đội McLaren, được người hâm mộ toàn cầu bình chọn là chặng đua mưa hay nhất thế kỷ.

Ở mùa giải vừa qua, cả 2 tay đua của Red Bull – Ricciardo và Vettel - đều về đích cùng Rosberg của Mercedes. Trong mùa giải hoàn toàn thuộc về Mercedes, Ricciardo đã xuất sắc cán đích thắng chặng trong ngày đua không may mắn của Hamilton – tay đua sẽ đăng quang mùa giải 2014 cùng đội đua vô địch Mercedes.

Canada GP 2014, Daneil Ricciardo đã thực hiện chiến dịch 2 pit stop trên bộ lốp Soft cho 70 vòng đua. Sau 13 vòng trên bộ lốp Super soft từ ngày đua phân hạng, Red Bull đã chuyển sang bộ lốp Soft cho Ricciardo; đến vòng 37 thêm một lần pit stop vẫn với bộ lốp Soft cho đến khi về đích.

Canada GP 2015: Thách thức khó lường - 2

Podium 2014

Tỷ trọng sử dụng hoán chuyển giữa 2 bộ lốp rất chênh lệch, 25% cho Supersoft và 75% cho Soft (dữ liệu Pirelli 2014). Thời tiết tại đây rất nhanh thay đổi, có thể có mưa bất chợt làm gián đoạn ngày đua và làm thay đổi chiến thuật định sẵn. Do đó, chiến thuật của các đội trong ngày đua chính thức chắc hẳn sẽ có khác biệt với dự tính ban đầu.

Ở chặng đua năm nay, Pirelli vẫn chỉ định sử dụng bộ đôi Soft (vàng) và Supersoft (đỏ) tương tự mùa giải trước. Tại Canada GP, thách thức lớn nhất cho lốp xe là bề mặt nhựa đường không đồng nhất dẫn đến có nhiều đoạn mặt đường có độ bám rất khác nhau.

Vì vậy, hợp chất phù hợp của lốp xe chính là để bù đắp cho những khác biệt này và tạo độ bám đường tốt nhất cho chiếc xe. Nhiệt độ đường đua tại đây thấp nhất vào khoảng 40oC và cao nhất hơn 50 oC. Dự báo thời tiết nắng đẹp cho những ngày cuối tuần, tuy nhiên như những mùa giải gần đây, khả năng có mưa cũng không loại trừ.

Canada GP 2015, ngày đua phân hạng (qualifying) từ 0g00 Chủ Nhật 07/6 và ngày đua xếp hạng (race) lúc 01g00 Thứ Hai 08/6, theo giờ Việt Nam. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo R@cing24h ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN