Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
-
Gregoire Barrere
-
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
-
Jack Draper
-
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
-
Jasmine Paolini
-
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
-
Tomas Martin Etcheverry
-
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
-
Yue Yuan
-
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Các "đế chế" đua xe F1: "Hình bóng" của kẻ thống trị Mercedes

(Tin đua xe công thức 1) Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử phức tạp của 6 đội đua F1 đầu tiên, trong đó có 3 đội đua truyền thống bậc nhật của giải đấu. Còn ở phần 2 này, lần lượt Alfa Romeo, Force India, Mercedes và Haas sẽ được “mổ xẻ” và làm sáng tỏ về một thời quá khứ mà ít người hâm mộ mới biết đến.

Alfa Romeo

Để nói về đội đua này, đầu tiên chúng ta cần phải phân biệt nguồn gốc của đội đua đang thi đấu tại F1. Alfa Romeo đã xuất hiện cùng với F1 từ những năm đầu tiên trong lịch sử giải đấu và một lần nữa trong thập niên 1980.

Đó là đội đua hình thành lập từ nước Ý, còn Alfa Romeo của năm 2019 lấy nền tảng sẵn có từ Sauber, đội đua đến từ Thụy Sĩ được thành lập từ năm 1970 (tên gọi khi ấy là PP Sauber AG) bởi chủ tịch Peter Sauber.

Ông đã nỗ lực vượt qua một số thể thức nhỏ lẻ trước khi chạm tới đỉnh cao F1 năm 1993. Dù vậy con đường F1 chưa bao giờ được coi là dễ dàng.

Sauber có nhiều năm thi đấu không có thành tích nổi bật

Sauber có nhiều năm thi đấu không có thành tích nổi bật

Đội đua độc lập Sauber không có được nhiều thành công và được bán lại cho BMW năm 2005 rồi tham dự với cái tên BMW Sauber từ 2006 tới 2009. BMW sau đó đã quyết định không đầu tư vào F1 nữa khiến tương lai đội đua trở nên bất định nhưng nó đã được ông chủ cũ Peter Sauber “cứu vớt” và tiếp tục hành trình của mình.

Tuy vậy cái tên BMW Sauber vẫn được sử dụng trong năm 2010 do gặp vấn đề với Hiệp ước Concorde giữa FIA và các đội đua F1. Đến đầu năm 2019, đội đua được đổi tên thành Alfa Romeo Racing với chủ sở hữu và hệ thống quản lý được giữ nguyên.

Racing Point

Jordan GP của ông chủ nổi tiếng trong làng F1, Eddie Jordan được thành lập và ra mắt từ mùa giải năm 1991. Họ đạt được thành tích chấp nhận được với 4 chiến thắng và cán đích thứ 3 ở mùa giải 1999 với hai tay lái Damon Hill và Heinz-Harald Frentzen. Nhưng cũng như bao đội đua khác thời kỳ đó, Jordan gặp khủng hoảng tài chính khiến việc tiếp tục thi đấu không còn nhiều ý nghĩa.

Từ đó, Eddie đã bán đội đua cho Midland Group năm 2005, đổi thành Midland F1 Racing. Đội đua có 2 mùa tiếp theo thường xuyên nằm ở cuối đoàn đua trước khi ông chủ Alex Shnaider bán quyền sở hữu cho Skyper Cars giữa mùa 2006.

Skyper F1 đã ghi điểm và thậm chí đã dẫn đầu chặng European GP tại Nurburgring (Đức), nhưng vấn đề tài chính một lần nữa ngăn cản sự phát triển của họ.

Force India thường xuyên góp mặt trong top ghi điểm từ những năm đầu ra mắt F1

Force India thường xuyên góp mặt trong top ghi điểm từ những năm đầu ra mắt F1

Chính vì thế, Force India đã ra đời từ năm 2008 khi thương gia người Ấn, Vijay Mallya, mua lại Spyker với giá 88 triệu euro, và giữ lại một số nhân vật chủ chốt như trưởng đội đua, giám đốc kỹ thuật và hai tay lái chính. 10 năm sau, những bê bối của Vijay khiến đội đua lâm vào khủng hoảng và bên bờ vực phá sản.

Đến kỳ nghỉ hè mùa giải 2018, sau rất nhiều tranh cãi, đàm phán, đội đua Force India chính thức biến mất khỏi làng đua xe F1. Thay vào đó là một đội đua hoàn toàn mới (theo FIA) mà bản chất chính là những con người của Force India khi đó, mang tên Racing Point Force India F1 Team, bắt đầu nửa sau mùa giải từ con số 0.

Đến tháng 12/2018, những người chủ mới của “báo hồng” bao gồm tỷ phú của người Canada, Lawrence Stroll, đã loại bỏ ‘Force India’ khỏi tên đội đua, chỉ còn mang tên Racing Point F1 từ năm 2019.

Haas

Haas có lẽ là đội đua được nhiều người hâm mộ nhất theo dõi từ những “bước đầu” trong lịch sử vốn dĩ mới chỉ bắt đầu từ năm 2016. Dù mới trải qua 4 mùa giải và 83 chặng đua xuất phát, nhưng đội đua đến từ Mỹ đã gặt hái được nhiều thành tích nổi bật.

Ngay ở hai chặng đua đầu tiên tại Australia và Bahrain 2016, Romain Grosjean liên tiếp cán đích thứ 6 rồi hạng 5, là thứ hạng cao nhất họ đạt được trong 2 mùa giải đầu tiên.

Haas viết “truyện cổ tích” trong hai chặng đầu tiên của lịch sử đội đua

Haas viết “truyện cổ tích” trong hai chặng đầu tiên của lịch sử đội đua

Đến năm 2018, họ đã có mùa giải thành công nhất khi kết thúc 21 chặng ở vị trí thứ 5, chỉ sau Renault trong top giữa. Đặc biệt hơn, tại Austrian GP ở trường đua Red Bull Ring năm đó, hai chiếc xe của họ đều cán đích top 5, dù chưa có podium nhưng đấy là thành tích cao nhất tính đến hết thời điểm hiện tại cho Haas.

Họ đã trải qua mùa giải tồi tệ nhất trong 4 năm thi đấu đã qua khi xếp hạng 9 chung cuộc, chỉ xếp trên Williams khi có được 5 chặng ghi điểm trong cả năm 2019.

Mercedes

Cuối cùng là Mercedes, đội đua thống trị hiện tại đã từng xuất hiện lần đầu tại Formula 1 từ mùa giải 1954-1955 với tên gọi Daimler-Benz AG. Với cái tên hùng mạnh, Juan Manuel Fangio trong đội hình đua chính, họ đã ‘làm mưa làm gió’ với 9 chiến thắng trong 16 chặng/ 2 năm.

Đáng tiếc thời điểm đó mới chỉ tính điểm và danh hiệu cho cá nhân mà thôi. Sau đó năm 2010 mới đánh dấu lần thứ 2, đội đua gốc của Mercedes tham dự F1 trở lại.

“Mũi tên bạc” hiện tại có nguồn gốc từ năm 1970, khi Tyrrell Racing do ông chủ Ken Tyrrell thành lập đã có màn ‘chào sân’’ ở chặng Canadian GP. Tyrrell có mùa giải chính thức đầu tiên năm 1971 và hầu hết tất cả những thành công nổi bật của họ đến từ thập niên 1970 khi Sir Jackie Stewart giành được 3 danh hiệu cá nhân cùng 1 chức vô địch đội đua.

Kể từ đó, họ không thể vươn tới đỉnh cao được thêm 1 lần nào nữa, và chiến thắng cuối cùng của đội đua diễn ra tại Detroit GP tại Mỹ năm 1983 nhờ công tay lái người Ý Michele Alboreto.

Tyrrell thắng lớn cùng Sir Jackie Stewart trong thập niên 1970

Tyrrell thắng lớn cùng Sir Jackie Stewart trong thập niên 1970

Tyrrell vẫn tồn tại cùng giải đấu cho tới hết năm 1998, khi bị mua lại bởi công ty thuốc lá British American, rồi chính thức chia tay F1 từ 1999 khi đội đua có tên gọi mới là BAR. Năm đầu tiên BAR hợp tác với nhà cung cấp động cơ Supertec không thành công nên đã nhanh chóng chuyển sang phối hợp với Honda trong 6 năm tiếp theo.

BAR-Honda bắt đầu ghi điểm và góp mặt trên bục podium thường xuyển hơn. Dù không thể có chiến thắng nào nhưng họ đã 1 lần giành ngôi á quân chung cuộc năm 2004 với 11 podiums, chỉ sau Ferrari.

Tới tháng 9/2005, Honda mua hết cổ phần còn lại ở BAR-Honda và trở thành chủ sở hữu duy nhất của đội đua. BAR vẫn là nhà tài trợ chính cho đội đua vào năm 2006, giờ đua dưới cái tên Honda Racing F1 nhưng rút lui từ năm 2007.

Chiến thắng duy nhất của Honda trong giai đoạn 2006-2008 đến ở chặng đua mưa Hungarian GP 2006, cũng là chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp của Jenson Button. Thành tích nổi bật cuối cùng trước khi Honda quyết định rút lui khỏi F1 vào cuối mùa giải 2008 là podium của Rubens Barrichello tại Silverstone 2008.

Mercedes là một thế lực không dễ đánh bại ở thời điểm này

Mercedes là một thế lực không dễ đánh bại ở thời điểm này

Giám đốc thể thao hiện tại của F1, Ross Brawn, dẫn đầu thương vụ tiếp quản đội đua sau khi Honda rút lui, duy trì những con người cốt lõi và hai tay lái Button và Barrichello và đổi tên thành Brawn GP. Và như tất cả đã rõ, năm 2009 có thể nói là năm kỳ tích của họ khi thâu tóm của 2 danh hiệu cá nhân và đội đua.

Ngay sau thành công ngoài sức mong đợi, các cổ đông chính gồm Daimler AG và Aabar Investments mua 75% cổ phần của Brawn GP và đội đua chuyển thành đội đua gốc Mercedes GP từ 2010 tới nay với đại bản doanh như hiện tại ở Brackley, Anh quốc. Ross Brawn vẫn giữ vị trí trưởng đội đua cho tới hết mùa 2013, trước khi bắt đầu kỷ nguyên “vàng” của “mũi tên bạc”.

Nguồn: [Link nguồn]

Các ”đế chế” đua xe F1: Tự hào ”ông trùm” Ferrari, 2 phiên bản Renault lịch sử

Giải đua xe Thể thức 1 sẽ kỷ niệm 70 năm hình thành và phát triển vào năm 2020 tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN