Trận đấu nổi bật

matteo-vs-daniil
Thượng Hải Masters
Matteo Arnaldi
-
Daniil Medvedev
-
carlos-vs-juncheng
Thượng Hải Masters
Carlos Alcaraz
2
Juncheng Shang
0
stefanos-vs-alexandre
Thượng Hải Masters
Stefanos Tsitsipas
-
Alexandre Muller
-
jannik-vs-taro
Thượng Hải Masters
Jannik Sinner
2
Taro Daniel
0
jannik-vs-tomas-martin
Thượng Hải Masters
Jannik Sinner
-
Tomas Martin Etcheverry
-
alex-vs-novak
Thượng Hải Masters
Alex Michelsen
0
Novak Djokovic
2
carlos-vs-yibing
Thượng Hải Masters
Carlos Alcaraz
-
Yibing Wu
-
mattia-vs-alexander
Thượng Hải Masters
Mattia Bellucci
0
Alexander Zverev
2
taylor-vs-terence
Thượng Hải Masters
Taylor Fritz
-
Terence Atmane
-
andrey-vs-jakub
Thượng Hải Masters
Andrey Rublev
1
Jakub Mensik
2
flavio-vs-stan
Thượng Hải Masters
Flavio Cobolli
-
Stan Wawrinka
-
zizou-vs-grigor
Thượng Hải Masters
Zizou Bergs
-
Grigor Dimitrov
-
coco-vs-paula
China Open
Coco Gauff
2
Paula Badosa
1
lorenzo-vs-david
Thượng Hải Masters
Lorenzo Musetti
-
David Goffin
-
matteo-vs-holger
Thượng Hải Masters
Matteo Berrettini
-
Holger Rune
-
frances-vs-yi
Thượng Hải Masters
Frances Tiafoe
-
Yi Zhou
-
gael-vs-ugo
Thượng Hải Masters
Gael Monfils
-
Ugo Humbert
-
roberto-vs-ben
Thượng Hải Masters
Roberto Carballes Baena
-
Ben Shelton
-
karolina-vs-coco
China Open
Karolina Muchova
-
Coco Gauff
-
tommy-vs-alejandro
Thượng Hải Masters
Tommy Paul
-
Alejandro Tabilo
-

"Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang"

Sự kiện: Khám phá võ thuật

Võ Đang Sơn là nơi khởi nguồn cho phái Võ Đang, đời đời mật truyền công phu Nội gia Võ Đang trong Đạo giáo. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm“, song cũng lại có câu: "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang"...

Trung Quốc là một cái nôi lớn của nền võ thuật. Đây là tinh hoa đặc biệt quý báu trong nền văn hoá truyền thống của quốc gia này nói riêng và toàn thế giới nói chung. Trong lịch sử dài hàng ngàn năm, dòng chảy võ thuật dù trải qua biết bao chìm nổi nhưng vẫn phát triển rực rỡ, đa dạng cho tới ngày nay.

Loạt bài "Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì" trên Dân Việt sẽ đưa bạn đọc tới với những câu chuyện truyền kì trong giang hồ rộng lớn... Bên cạnh đó, những chân dung của giới võ lâm cao thủ cũng sẽ được khắc họa và họ sẽ xuất hiện như thế nào trong cuộc sống thực, trong thế giới hiện đại ngày nay...

Loạt bài cũng sẽ giới thiệu lịch sử hình thành của các đại môn phái võ thuật Trung Quốc như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My… với Nội gia quyền, Hình Ý quyền, Thái cực quyền, Nam quyền, Bát quái chưởng, Tượng hình quyền… đã tạo nên sự phong phú kì diệu cũng như tầm ảnh hưởng lớn tới các môn võ ngày nay trên toàn thế giới nói chung và nền võ thuật Việt Nam nói riêng.

Mời các bạn cùng dõi theo "Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì".

Bài II: Võ thuật Võ Đang - Đất thánh của Đạo giáo

Võ Đang Sơn còn có tên gọi khác là núi Thái Hoà, ở Tây Bắc tỉnh Hồ Bắc, ở bờ nam sông Hán dài hơn 260 km, ngọn núi này vốn là một phân chi của dãy phía đông núi Đại Ba cao 1.000 m so với mặt nước biển. Đây là khu phong cảnh rất nổi tiếng, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo.

Võ trong Đạo

Đạo giáo (còn gọi là đạo Lão thờ Lão tử, tức Thái thượng Lão quân). Đạo Lão ở Võ Đang sơn bắt đầu từ đời Chu do Doãn Hy mở.

Theo truyền thuyết, Doãn Hy về ở ẩn ở Võ Đang sơn. Từ đó trở đi những người ở ẩn, người thanh cao đến tu đạo ở đây. Đạo Lão ở Võ Đang sơn thịnh vượng nhất vào đời Minh. Việc này có liên quan đến việc cướp ngôi vua của Yên vương Chu Đệ đời Minh và đề xướng tín ngưỡng Chân Võ.

"Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang" - 1

Võ Đang Sơn là nơi khởi nguồn cho phái Võ Đang

Đời Minh Huệ Đế (làm vua từ 1399-1403), sau bị Chu Đệ là tướng trấn phương Bắc cướp ngôi. Do đem quân đánh thiên tử nên Chu Đệ phải mượn uy danh thần thánh là thần Chân Võ (tức Huyền Võ – là thần trấn thủ phương Bắc) để thu phục nhân tâm.

Cướp được ngôi vua xong, năm 1412 Chu Đệ (lúc này là Minh Thành Tổ) cho xây dựng cung quán ở núi Võ Đang trong 11 năm với hơn 30 vạn nhân công và vô số của cải để làm nơi thờ Thái thượng Lão quân vừa để tạ ơn mượn uy danh, vừa là nơi thờ Đạo giáo.

Từ chân núi lên các cung miếu cho lát 70km đường bằng đá xanh, 36 am, 72 miếu đá, 39 cầu, 12 đình đài… tạo thành một quần thể vĩ đại trên diện tích 160 vạn mét vuông. Nội gia quyền Võ Đang lừng danh đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Về người sáng lập ra Nội gia quyền Võ Đang là Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) -đã từng theo học võ và Phật giáo tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự khoảng 10 năm - thì có 2 thuyết do người thời Bắc Tống (960-1127) và người đầu đời Minh (1368- 1644) đặt ra. Một thuyết nói rằng đêm ông nằm mộng thấy thần Chân Võ truyền dạy quyền pháp, một người có thể giết trăm giặc vì thế mà kỹ thuật giao đấu nổi tiếng ở đời.

Một thuyết cho rằng Trương Tam Phong quan sát hạc rắn đánh nhau, hạc từ trên cây sà xuống đánh con rắn dài nằm khoanh tròn. Rắn dài đang tĩnh chợt động, tránh né có hướng, do đó Trương nhận ra “lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương” là một đạo lý.

"Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang" - 2

Công phu tập luyện đã lĩnh hội các phương pháp tu luyện của Đạo giáo như ngưng thần chuyên ý, ý khí cùng dùng… Quyền pháp

Võ Đang là võ thuật giao đấu, lại dung hợp các giáo nghĩa của Đạo giáo “lấy nhu thắng cương”, “xử hiền giữ mềm mỏng”… Trương Tam Phong đã sáng tạo ra Thái Cực Thần Công là loại võ công lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy yếu thắng mạnh. Đây là loại võ công sử dụng lực đánh của đối phương vào mình để đánh trả lại. Thái Cực Thần Công được chia làm 2 loại là Thái cực kiếm và Thái cực quyền.

Công phu tập luyện đã lĩnh hội các phương pháp tu luyện của Đạo giáo như ngưng thần chuyên ý, ý khí cùng dùng… Quyền pháp, kiếm thuật Võ Đang về sau trở thành nội dung trọng yếu của giáo đồ Đạo giáo tu hành theo tôn giáo, thể ngộ ý nghĩa của tôn giáo, ngoài ra còn dùng để làm khoẻ mạnh thân thể.

Môn võ của sự đa dạng

Võ Đang Sơn là nơi khởi nguồn cho phái Võ Đang, đời đời mật truyền công phu Nội gia Võ Đang trong Đạo giáo. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm“, song cũng lại có câu: "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang". Điều này cho thấy vị thế của Võ Đang phái trong võ thuật Trung Hoa.

"Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang" - 3

Công phu nội gia của Võ Đang dần phong phú lên và nâng cao hình thành nhiều phân chi như Thái cực quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền

Cuối đời Thanh, đầu thời Dân Quốc (1911), khi lão đạo sĩ Từ Bản Thiện nhận làm Tổng đạo Kim Sơn cuối cùng của núi Võ Đang thì công phu Nội gia quyền đạt đến cực kỳ cao trào. Từ Bản Thiện Tổng đạo trưởng vốn giỏi “cửu cung bát quái chưởng”, “Thái cực kiếm”, “Võ Đang quyền”, “Huyền Vũ côn”… Đệ tử Võ Đang đa số là nam giới, không bắt buộc phải ăn chay nhưng nếu không ăn chay thì sẽ không được tiếp nhận chức Chưởng môn.

Trải qua diễn biến mấy trăm năm, công phu nội gia của Võ Đang từ bài nhập môn sơ đẳng nhất, năm bài mười ba thế quyền đần dần phong phú lên và nâng cao hình thành nhiều phân chi như Thái cực quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền, Võ Đang kiếm, Võ Đang bát cực quyền, Võ Đang đồng tử công, Huyền Võ côn, Tam hợp đao, Long môn thập tam thương… Trong những phân chi này lại còn sinh ra nhiều hệ phái không giống nhau.

Như Thái cực quyền lại chia thành Thái cực quyền kiều họ Trần (Trần thị), Thái cực quyền kiểu họ Dương (Dương thức), Thần công Thái cực quyền… Bát quái chưởng cũng chia ra thành các phái Doãn, Trình, Lưu Tống… (gọi theo họ của Chưởng môn). Hình ý quyền cũng chia ra thành Hình ya quyền Sơn Tây, Hình ý quyền Hà Bắc, Hình ý quyền tổng hợp. Công phu Võ Đang với nhiều chi phái như trên đã trở thành một bộ phận cực kỳ quý báu của võ thuật Trung Hoa.

"Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang" - 4

Rất ít người có thể hoàn thiện được hầu hết các kỹ thuật ảo diệu của bộ công pháp này

Cũng giống như võ thiếu lâm, võ thuật của Võ Đang vang danh thiên hạ nhờ Tứ đại công pháp. Rất ít người có thể hoàn thiện được hầu hết các kỹ thuật ảo diệu của bộ công pháp này. Bao gồm: Nhuyễn khí công, Ngạnh khí công, Khinh khí công và các tuyệt kỹ bí mật của phái Võ Đang.

* Nhắc đến Võ Đang, người hâm mộ môn phái này không thể không nhắc đến Trương Tam Phong. Mời các bạn đón đọc "Kỳ bí chuyện đời Trương Tam Phong, Thái cực quyền lão tổ" vào sáng thứ Hai 10//3/2014.

Có một câu chuyện đã đi vào lịch sử của phái Võ Đang:

Năm 1931, Hạ Long-nguyên soái quân đội Trung Quốc soái lĩnh quân đoàn 3 của Hồng quân trú tại núi Võ Đang, Tổng đạo trưởng đã hết sức giúp đỡ. Nguyên soái Hạ Long vô cùng thành khẩn đề xướng muốn theo Từ đạo tổng luyện tập quyền Võ Đang.

Vị đạo tổng già quá tuổi “xưa nay hiếm” đã sẵn sàng đáp ứng. Từ đó, cứ nghe gà gáy là quân đoàn trưởng cùng đạo trưởng lại dậy luyện võ đã trở thành một giai thoại để đời dưới chân núi Triển kỳ phong (mỏm cột cờ) tại Võ Đang Sơn. Khi quân đoàn 3 Hồng quân rời núi Võ Đang, nguyên soái Hạ Long đã kính tặng Từ đạo trưởng một câu đối ông tự tay viết:

Vĩ nhân Đông Nam khí tận tử

Tiều ca Tây khứ vân đằng tiêu

Tạm dịch là: “Vĩ nhân Đông Nam khí toàn tím/ Tiều ca (bài ca người chặt củi, ý nói người làm cách mạng như người chặt củi thiêu cái cũ) sang Tây mây lên đỉnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Chu Hồng Châu (danviet.vn)
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN