Trận đấu nổi bật

jessica-vs-paula
Mutua Madrid Open
Jessica Bouzas Maneiro
1
Paula Badosa
1
naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Greet Minnen
-
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
-
Maria Lourdes Carle
-
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
-
Benjamin Hassan
-
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
-
Jack Draper
-
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
-
Caroline Wozniacki
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-

5 điểm nhấn đáng nhớ của thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo

(Tin thể thao, tin Olympic Tokyo) Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thùy Linh hay Quách Thị Lan đã mang đến nhiều điểm nhấn đáng nhớ cho thể thao Việt Nam tại kỳ Olympic Tokyo.

  

Video phần thi của Quách Thị Lan ở vòng loại 400m nữ Olympic Tokyo:

Hôm nay là ngày thi đấu cuối cùng và Olympic Tokyo sẽ chính thức khép lại sau hơn 2 tuần tranh tài. Đoàn thể thao Việt Nam với 18 thành viên đã không giành được huy chương ở kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, trong hành trình của các VĐV Việt Nam ở Olympic Tokyo, chúng ta vẫn có những khoảnh khắc đáng chú ý.

Cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt: Tiếc nuối “thua trên thế thắng”

Trước khi bước vào màn so tài ở nội dung cung 1 dây cá nhân nữ, hầu như không nhiều người tin vào việc Đỗ Thị Ánh Nguyệt (chỉ xếp hạng 49/64 VĐV) có thể làm nên chuyện trước tay cung rất mạnh của nước chủ nhà là Ren Hayakaea (xếp hạng 16).

Ánh Nguyệt có kỳ Olympic đáng nhớ ở tuổi 20

Ánh Nguyệt có kỳ Olympic đáng nhớ ở tuổi 20

Tuy nhiên sau 4 lượt bắn đầu, nữ cung thủ của Việt Nam đã làm bất ngờ tất cả khi dẫn trước đến 5-3. Trong bối cảnh chỉ cần một kết quả hòa ở lượt bắn tiếp theo là sẽ giành chiến thắng, Ánh Nguyệt có một mũi tên chỉ được 5 điểm, qua đó giúp Ren Hayakaea cân bằng tỉ số 5-5. Ánh Nguyệt sau đó tiếp tục để thua tiếc nuối trong lượt “mũi tên vàng” với tỉ số 7-8.

Thất bại của Ánh Nguyệt đã được dự đoán từ trước, nhưng cách nữ cung thủ 20 tuổi “thua trên thế thắng” mang đến sự tiếc nuối rất lớn cho người hâm mộ thể thao nước nhà. Dù vậy, có thể dành sự thông cảm cho áp lực tâm lý quá lớn của cô gái 20 tuổi mới lần đầu dự Olympic.

Màn thể hiện này của Ánh Nguyệt mang đến niềm hi vọng vào việc nữ cung thủ trẻ này hoàn toàn có thể tỏa sáng trong tương lai nếu được đầu tư tốt cũng như rèn luyện thêm về kinh nghiệm và bản lĩnh thi đấu.

Tay vợt Nguyễn Thùy Linh: Màn ra mắt “gây sốt”

Tương tự như Ánh Nguyệt, Nguyễn Thùy Linh có lần đầu tiên góp mặt ở Thế vận hội. Có thể nói, “hot girl cầu lông” 23 tuổi chính là VĐV Việt Nam có màn trình diễn ấn tượng nhất ở Olympic lần này.

Thùy Linh là niềm hi vọng lớn của cầu lông Việt Nam trng thời gian tới

Thùy Linh là niềm hi vọng lớn của cầu lông Việt Nam trng thời gian tới

Rơi vào bảng đấu “nặng ký” nhất giải, Thùy Linh khởi đầu hoàn hảo bằng chiến thắng chóng vánh sau 34 phút trước tay vợt người Pháp Qi Xuefei (hạng 41 thế giới). Sau đó trước một Sabrina Jaquet (hạng 46 thế giới) dày dạn kinh nghiệm, Thùy Linh tiếp tục làm tốt nhiệm vụ khi thắng 2-0 sau 33 phút.

Rất tiếc nữ VĐV của Việt Nam không thể tiến sâu tại giải khi gặp “chướng ngại vật” quá lớn là Tai Tzu Ying. Dù vậy, Thùy Linh đã thi đấu rất sòng phẳng với tay vợt số 1 thế giới và nhận được nhiều lời khen ngợi. Với những kinh nghiệm học hỏi được tại Olympic, Thùy Linh hứa hẹn có thể tiến xa trong thời gian tới.

Nguyễn Văn Đương: Chiến thắng lịch sử của Boxing Việt Nam

Nguyễn Văn Đương đã giúp Boxing Việt Nam có dấu mốc lịch sử khi lần đầu tiên một võ sĩ Boxing nước nhà giành chiến thắng bằng suất chính thức tại Thế vận hội.

Nguyễn Văn Đương thi đấu sòng phẳng với các tay đấm sừng sỏ thế giới

Nguyễn Văn Đương thi đấu sòng phẳng với các tay đấm sừng sỏ thế giới

Đối đầu với tay đấm cực mạnh từng giành HCĐ châu Âu 2015 Tayfur Aliyev, Nguyễn Văn Đương không hề tỏ ra e ngại mà thi đấu ăn miếng trả miếng với đối thủ. Lối đánh linh hoạt, tốc độ cao của võ sĩ Việt Nam đã mang đến hiệu quả. Chung cuộc sau 3 hiệp đấu, Văn Đương được 3/5 trọng tài chấm thắng, qua đó mang về chiến tích cho Boxing nước nhà.

Rất tiếc ở vòng 1/8, Văn Đương không thể tiếp tục làm nên bất ngờ Erdenebat Tsendbaatar, tay đấm đẳng cấp người Mông Cổ đang là nhà đương kim vô địch châu Á cũng như nắm giữ tấm HCV Grand Prix 2021.

Nguyễn Huy Hoàng: Thắp sáng niềm hi vọng cho ASIAD

Dù không thể giành quyền đi tiếp ở vòng loại 800m và 1500m tự do, nhưng màn thể hiện của kình ngư Nguyễn Huy Hoàng ở kỳ Olympic lần này lại mang đến niềm vui rất lớn cho giới chuyên môn.

Huy Hoàng mang đến niềm tin rất lớn ở Asiad 2022

Huy Hoàng mang đến niềm tin rất lớn ở Asiad 2022

Bởi lẽ dù trải qua thời gian dài phải tập “chay”, không được tập huấn hay thi đấu quốc tế, cộng với việc từng có quãng thời gian tập luyện thiếu sự theo sát của chuyên gia Hoàng Quốc Huy do HLV này bị kẹt lại tại Trung Quốc vì dịch Covid-19, thành tích của Huy Hoàng vẫn khá tốt, thậm chí còn tiệm cận chỉ số ASIAD 2018 của chính mình.

Đáng chú ý ở cả hai nội dung, Huy Hoàng đều có thứ hạng tốt. Riêng nội dung 1500m tự do, kình ngư 21 tuổi xếp hạng 12/29 VĐV tranh tài. Đặc biệt, anh là VĐV bơi của châu Á có chỉ số tốt nhất. Điều này mở ra hi vọng rất lớn vào việc Huy Hoàng sẽ đua HCV cùng thể thao Việt Nam tại kỳ ASIAD 2022. 

Quách Thị Lan: Bước chạy lịch sử

Là VĐV Việt Nam cuối cùng tranh tài ở Olympic 2021, Quách Thị Lan đã giúp thể thao nước nhà khép lại kỳ Thế vận hội lần này bằng cột mốc đáng nhớ khi trở thành VĐV điền kinh đầu tiên của VN lọt vào bán kết một nội dung chạy có đấu loại tại một kỳ Olympic.

Quách Thị Lan thi đấu trong mưa tại bán kết

Quách Thị Lan thi đấu trong mưa tại bán kết

Phải thi đấu vòng loại nội dung 400m rào nữ cùng nhiều đối thủ mạnh, trong đó có cả nữ VĐV số 1 thế giới Sydney McLaughlin nhưng chung cuộc Quách Thị Lan vẫn giành 1 suất chính thức góp mặt ở bán kết.

Tại bán kết, cô tiếp tục có màn trình diễn đáng khen khi về thứ 6/8 VĐV, dù ở lượt chạy này có những cái tên sừng sỏ như nhà đương kim vô địch Olympic Muhammad Dalilah (hạng 2 thế giới), Russell Janieve (Jamaica, hạng 10 thế giới), Watson Sage (Canada, hạng 11 thế giới) hay Iuel Amalie (Na Uy, hạng 13 thế giới)…

Như vậy, dù đoàn thể thao Việt Nam đã khép lại kỳ Olympic lần này không có huy chương nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự nỗ lực, cố gắng hết mình của các VĐV. Họ đã tập luyện, thi đấu hết khả năng vì màu cờ sắc áo. Dù thất bại, các “chiến binh” của thể thao vẫn nhận được sự ghi nhận của giới chuyên môn và họ sẽ học được nhiều điều để hướng về phía trước.

Nguồn: [Link nguồn]

Việt Nam chính thức trắng tay tại Olympic Tokyo, bay khỏi top 3 Đông Nam Á

(Tin thể thao, tin đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo) Đoàn thể thao Việt Nam đã không thể tái lập vị trí số 1 Đông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Đoàn Olympic Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN