Tỷ phú Jack Ma: Các ngân hàng Trung Quốc như "tiệm cầm đồ"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Vài ngày sau khi tỷ phú Jack Ma phát ngôn cho rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc như "tiệm cầm đồ", Ant Group của ông đã bị đình chỉ đợt phát hành công khai lần đầu.

Đợt lên sàn "lịch sử" của Ant Group đã thất bại. Ảnh: Baidu

Đợt lên sàn "lịch sử" của Ant Group đã thất bại. Ảnh: Baidu

Tạp chí XiaoKang Trung Quốc ngày 12/11 đưa tin, đợt lên sàn lần đầu của Ant Group thuộc sự kiểm soát của tỷ phú Jack Ma "đã thất bại".

Đây sẽ là đợt phát hành công khai lần đầu (IPO) lớn nhất với tổng trị giá 39,67 tỷ USD và số tiền vừa bị đóng băng lên tới 3.000 tỷ USD.

Tờ Wall Street Journal của Mỹ khẳng định, nguyên nhân được cho là vị tỷ phú đã có phát ngôn gây mất lòng chính phủ Trung Quốc về hệ thống ngân hàng nước này. 

Trong khi đó, lý do phía Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đưa ra là "nhằm tránh việc Ant Group được niêm yết vội vàng trong trường hợp có những thay đổi lớn trong môi trường chính sách pháp lý".

Phát ngôn gây sốc

Hôm 24/10, phát biểu tại Hội nghị Thưởng đỉnh Tài chính Thượng Hải lần thứ 2, Jack Ma mô tả các ngân hàng Trung Quốc ngày nay là "tiệm cầm đồ".

"Các ngân hàng ngày nay vẫn còn tư tưởng như hiệu cầm đồ. Các khoản thế chấp và bảo lãnh chính là hiệu cầm đồ. Cơ chế chỉ dựa vào thế chấp tài sản sẽ dẫn tới cực đoan, một số công ty phải thế chấp toàn bộ tài sản đang chịu áp lực rất lớn", Jack Ma nói.

Theo người sáng lập Alibaba, người sáng lập Alibaba cho rằng các quy định tài chính của chính phủ Trung Quốc "kìm hãm sự phát triển của công nghệ".

Bài phát biểu của Jack Ma đã gây chấn động trong giới kinh tế Trung Quốc, làm dấy lên tranh cãi giữa các bên. Bên cạnh những chỉ trích quan điểm Jack Ma mang tính cá nhân, không ít ý kiến cho rằng kinh tế cần những cuộc thảo luận chấn động hoặc thậm chí gây sốc.

"Xã hội của chúng ta cần những cuộc thảo luận gây chấn động hoặc thậm chí gây sốc, và hệ thống nên khuyến khích và khoan dung một số cá biệt hay những tiếng nói sắc bén", Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến nêu quan điểm.

Tỷ phú Jack Ma cho rằng quy định tài chính của chính phủ Trung Quốc "kìm hãm sự phát triển của công nghệ". Ảnh: Baidu

Tỷ phú Jack Ma cho rằng quy định tài chính của chính phủ Trung Quốc "kìm hãm sự phát triển của công nghệ". Ảnh: Baidu

Con đường trở lại ngai vàng

Cũng trong bài phát biểu tại hội nghị 24/10, Jack Ma cũng đề cập đến việc IPO của Ant Group.

"Tối ngày 22/10, chúng tôi đã xác nhận việc định giá Ant Group tại Thượng Hải. Đây là mức định giá tài chính lớn nhất xảy ra bên ngoài thị trường Mỹ trong 5 năm qua. Đây là lần đầu tiên việc định giá với số lượng lớn như vậy được thực hiện bên ngoài thành phố New York. Cách đây 5 năm hay cho đến 3 năm trước, chúng tôi thậm chí còn chưa dám nghĩ đến", vị tỷ phú này nói.

Trước đó, khi Ant Group trả lời cuộc khảo sát của sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, họ nêu rõ rằng cổ đông kiểm soát thực sự của họ là Jack Ma, nắm giữ 8,8%. Nếu ước tính theo giá trị thị trường thấp nhất là 200 tỷ USD, việc niêm yết của Ant Group có thể sẽ mang lại cho Jack Ma khối tài sản 17,6 tỷ USD. Cùng với giá trị tài sản ròng hiện tại là 50,7 tỷ USD, giá trị tài sản của Jack Ma sẽ đạt 67,9 tỷ USD, vượt qua giá trị 52,2 tỷ USD của người giàu nhất châu Á Mukesh Ambani (Ấn Độ, tính đến tháng 7 năm 2020), qua đó đánh dấu sự trở lại ngai vàng của mình.

IPO bị đình chỉ

Tuy nhiên vào ngày 3/11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc đã có buổi làm việc với với kiểm soát viên thực tế của Ant Group là Jack Ma cùng 2 thành viên khác.

Cùng ngày, Ant Group thông báo ngừng đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tại Thượng Hải và Hong Kong. 3 ngày sau đó, Ant Group phát đi thông báo bắt đầu thủ tục hoàn trả lại tiền cho nhà đầu tư theo số vốn đăng ký.

Liên quan đến việc Ant Group bị đình chỉ niêm yết, người phát ngôn của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc tuyên bố "đây là cách tiếp cận có trách nhiệm với các nhà đầu tư và thị trường để tránh việc Ant Group được niêm yết vội vàng trong trường hợp có những thay đổi lớn trong môi trường chính sách pháp lý".

Vào ngày 10/11, Trung Quốc đã công bố một hướng dẫn mới nhằm vào các hoạt động độc quyền của những gã khổng lồ công nghệ của họ như Alibaba Group Holding, Tencent Holdings và Meituan.

Theo đó, "Hướng dẫn chống độc quyền mới nhất" này nhằm mục đích kiềm chế sức mạnh ngày càng tăng và sự thống trị của các gã khổng lồ internet đối với các tổ chức cho vay truyền thống trong nền kinh tế.

Ant Group điều hành nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Alipay. Ảnh: Baidu

Ant Group điều hành nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Alipay. Ảnh: Baidu

Có thể niêm yết lần nữa trong tương lai

Rõ ràng, việc ngừng niêm yết không đồng nghĩa với việc chấm dứt niêm yết, nhưng động thái này chắc chắn sẽ khiến con đường niêm yết sau này của Ant Group "đầy sương mù" và không có được mức định giá cao ngất và huy động được nhiều tiền như mục tiêu ban đầu.

Một số nhà đầu tư cho rằng Ant Group có thể phải đánh giá và định giá lại. Nếu được định giá lại thì phần chênh lệch có thể được hoàn trả hoặc phát hành lại. Sau đó, nhà đầu tư cũng cần lựa chọn lại xem có mua nữa hay không.

Ant Group là tập đoàn điều hành nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Alipay. Ant Group được khoảng 70% người Trung Quốc sử dụng, môi giới cho hơn 20 triệu doanh nghiệp nhỏ và 500 triệu cá nhân vay vốn.

Đối tượng mà Ant Group tập trung vào chủ yếu là những khách hàng bị các ngân hàng truyền thống bỏ qua từ lâu. Tập đoàn này cũng không phải tuân thủ những quy định khắt khe và yêu cầu về vốn dành cho ngân hàng thương mại.

Nguồn: [Link nguồn]

Sự nghiệp kinh doanh đáng nể của sao Việt: Hệ sinh thái đa dạng của bà chủ tòa nhà trăm tỷ Mỹ Tâm

Sau nhiều năm miệt mài hoạt động nghệ thuật, Mỹ Tâm đã sở hữu khối tài sản khổng lồ cùng sự nghiệp kinh doanh đáng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoa Vũ ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN