Sau 2 tuần, "ma men" phải móc ví hơn 21 tỷ đồng nộp phạt

Sau 2 tuần triển khai quy định về cầm người sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) đã xử phạt 6.279 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (ma men) với số tiền hơn 21 tỷ đồng

Thông tin kể trên được cung cấp tại buổi họp báo về triển khai Luật phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019 do Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức chiều 16/1.

Sau 2 tuần triển khai, cơ quan chức năng toàn quốc đã xử lý 6.279 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, với số tiền hơn 21 tỷ đồng

Sau 2 tuần triển khai, cơ quan chức năng toàn quốc đã xử lý 6.279 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, với số tiền hơn 21 tỷ đồng

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã chính thức có hiệu lực trên toàn quốc kể từ ngày 1/1/2020. Để thực hiện luật này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thay thế Nghị định 46/2016, tăng mức xử phạt với nhiều hành vi vi phạm, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT - Bộ Công an cho biết, sau 2 tuần triển khai thực hiện Nghị định 100/2019 (từ 1-15/1/2020), lực lượng CSGT trên cả nước đã kiểm tra và xử lý 54.892 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 49 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt 6.279 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 21 tỷ đồng. Một số địa phương xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồng như: Quảng Ninh (475 trường hợp), Thanh Hoá (379 trường hợp), Tây Ninh (371 trường hợp)… 

Theo tướng Đức, để xử lý 1 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, CSGT phải bố trí 5 chiến sĩ tham gia. Do đó, để xử lý được những trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên, lực lượng CSGT đã phải bố trí khoảng 1 triệu lượt cán bộ chiến sĩ tham gia…

Đại diện Cục CSGT cũng đánh giá, việc cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu và hơi thở có nồng độ cồn đã giúp thay đổi ý thức người dân về sử dụng rượu bia. Thực tế, quán nhậu đã vắng hơn, mỗi người đều cân nhắc khi sử dụng rượu bia nếu tham gia giao thông, hoặc sử dụng phương tiện công cộng để đi lại (thay vì tự điều khiển phương tiện). 

Về tai nạn giao thông, ghi nhận toàn quốc đã giảm cả 3 tiêu chí. Cụ thể, trong nửa tháng qua, toàn quốc xảy ra 322 vụ tai nạn giao thông, làm 249 người chết, 159 người bị thương (giảm 31 vụ, giảm 38 người chết, giảm 57 người bị thương so với cùng kỳ). Trong đó, không có vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào xảy ra do tài xế sử dụng rượu, bia như thời điểm này các năm trước.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về ngăn chặn lực lượng chức năng “chung chi” với người vi phạm, tướng Đức nêu quan điểm: Các hành lang pháp lý, quy định đều có để xử phạt lực lượng chức năng vi phạm, ai sai sẽ bị xử lý. Thực tế, 2 tuần qua chưa nhận được phản ánh nào về lực lượng chức năng vi phạm, tham nhũng khi xử lý vi phạm.

“Từ nay người dân đã được ghi hình để giám sát lực lượng thi hành công vụ, trong đó có lực lượng CSGT. Đây là quy định rất hay, vì người dân sẽ ghi lại những hình ảnh đẹp của lực lượng chức năng, đồng thời nếu hình ảnh gì cần rút kinh nghiệm cũng được người dân phản ánh để kịp thời chấn chỉnh”, tướng Đức nói.

Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng chia sẻ, sau 2 tuần thực hiện Luật phóng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100, đã nhân sự quan tâm từ xã hội, ai cũng nói tới quy định cấm uống rượu bia khi điều khiển phương tiện. “Tăng nặng chế tài không phải để phạt, mà là tín hiệu để răn đe, để người dân không vi phạm. Lực lượng chức năng không mong muốn ban hành quy định để xử phạt”, ông Hùng nói.

Ngay trong ngày 16/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có chỉ thị 03, về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019. Thủ tướng đánh giá, quy định mới và sự vào cuộc của lực lượng chức năng trong ngăn chặn người sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện đã giúp tình hình trật tự ATGT có chuyển biến tích cực. Điều đó cho thấy quy định mới phù hợp thực tiến, đi vào cuộc sống, thể hiện tính răn đe, giáo dục để người dân thay đổi thói quen, dần hình thành văn hoá sử dụng rượu, bia lành mạnh.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả của quy định mới, đạc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường tuyên truyên để nâng cao ý thức người dân về việc sử dụng rượu, bia. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an: Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, không nể nang, không có vùng cấm, không chỉ dịp Tết mà trong suốt thời gian tới; phê bình, kỷ luật các tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy định; tuyệt đối không can thiệp hoặc để xảy ra can thiệp làm sai lệch kết quả xử lý vi phạm, dẫn đến các hành vi tiêu cực trong thực thi công vụ.

Nguồn: [Link nguồn]

Phạt nặng uống bia, tỉ phú Thái mất cả ngàn tỉ đồng

Sau một tuần Nghị định 100/2019 chính thức có hiệu lực thì một loạt công ty bia niêm yết trên thị trường chứng khoán...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN