Nóng tuần qua: Tiền đấu giá biển số xe sẽ để cho cảnh sát giao thông?

Sự kiện: Kinh Doanh

Thứ trưởng Bộ Tài chính kiến nghị dành ít nhất 30-50% tiền đấu giá cho cảnh sát giao thông mua sắm thiết bị.

Dành ra 30-50% tiền đấu giá biển số xe cho cảnh sát giao thông

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Đề án liên quan đến quy định đấu giá biển ôtô, xe máy dù đã đề ra mấy năm rồi, đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Dành ra 30-50% tiền đấu giá biển số xe cho cảnh sát giao thông.

Dành ra 30-50% tiền đấu giá biển số xe cho cảnh sát giao thông.

Hiện nay, nước ta cấp mới mỗi năm 360.000-400.000 phương tiện, trong đó cấp đổi khoảng 60.000 xe; xe máy một năm cấp mới 2 triệu xe, cấp đổi hơn 200.000 xe. Do vậy, nếu thực hiện tốt việc đấu giá biển số xe ô tô, xe máy sẽ giúp tăng thu ngân sách. Nếu đề án này được thực hiện, nên dành ra 30-50% cho chính lực lượng cảnh sát giao thông để mua sắm thêm trang thiết bị kiểm soát an toàn giao thông, số tiền còn lại thì để vào quỹ người nghèo.

Hàng loạt ông lớn bất động sản sẽ tham gia cải tạo tập thể cũ ở Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 7020/QĐ-UBND ngày 9/12/2019 thành lập Tổ chuyên gia để nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù của UBND thành phố; hoàn thiện Đề án về cải tạo, xây dựng mới các nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Đáng chú ý, văn bản số 5621 của UBND TP. Hà Nội cũng nêu rõ danh tính các doanh nghiệp này, trong đó Sun Group làm ba khu tập thể: Khu tập thể Kim Liên với 42 nhà cao từ 2-6 tầng; khu tập thể Thanh Xuân Bắc với 61 nhà cao 5 tầng; khu tập thể Thanh Xuân Nam với 8 nhà cao từ 3-5 tầng.

Tập đoàn FLC với khu tập thể Kim Giang, số lượng 68 nhà cao 2-5 tầng; Tập đoàn T&T với hai khu thuộc Tập thể Bách Khoa với 29 nhà cao 2-5 tầng và Tập thể Đại học Thủy lợi với 12 nhà cao từ 2-5 tầng; CTCP XNK Tổng hợp Hà Nội (Geleximco): Khu tập thể Khương Thượng với diện tích 14,8 ha, 30 nhà chung cư cao từ 2-5 tầng.

Tập đoàn Vingroup làm 5 khu tập thể: Khu tập thể Ngọc Khánh có 58 nhà cao tầng từ 2-5 tầng; khu tập thể Giảng Võ có 22 nhà cao từ 3-5 tầng; khu tập thể Đường Sắt với 9 nhà cao từ 2-5 tầng; khu tập thể 60 Thổ Quan với 6 nhà cao từ 2-5 tầng; khu tập thể xí nghiệp xây lắp H24 với 10 nhà cao từ 2-5 tầng…

Tập đoàn Hòa Phát cũng ghi tên cải tạo Khu tập thể Tân Mai với diện tích 20 ha, 88 nhà cao từ 2-5 tầng. Hay Vinaconex cũng muốn cải tạo Khu tập thể thuốc lá Thăng Long với 7 nhà cao tầng từ 2-5 tầng...

TP.HCM muốn vay lại 29.885,25 tỷ đồng của Chính phủ để làm Metro số 2

UBND TP.HCM có tờ trình gửi HĐND TP về việc muốn vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoản vay 962,61 triệu USD và 300,72 triệu EUR, tương đương 29,885, 25 tỷ đồng hoặc 1.305,43 triệu USD để đầu tư dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (Metro số 2) TP.HCM tuyến Bến Thành - Tham Lương.

Cụ thể, tờ trình số 5024/TTr-UBND gửi HĐND nêu rõ ngày 14/11/2019 UBND TP đã ban hành Quyết định số 4880/QĐ-UBND về duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điệm ngầm số 2 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương. Theo đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án là 47.890,84 tỷ đồng, tương đương 2.093,59 triệu USD.

Trong đó, vốn vay ODA là 37.486,97 tỷ đồng, tương đương khoảng 1.638,01 triệu USD. Vốn đối ứng là 10.403,87 tỷ đồng tương đương 455,58 triệu USD.

Trong đó, ngân sách Trung ương cấp phát vốn vay nước ngoài cho Ngân sách TP.HCM để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt và chi khác. Ngân sách TP.HCM vay lại từ phần vốn vay nước ngoài để chi trả cho hạng mục liên quan đến việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải (bao gồm đầu máy toa xe; chi phí mua sắm, lắp đặt và dự phòng thiết bị tại nhà ga như hệ thống thiết bị bán vé, kiếm soát vé, toàn bộ chi phí trang thiết bị trong depot thuộc công nghiệp sửa chữa, chuẩn bị các đoàn tàu đô thị, chi phí đào tạo nhân lực quản lý, vận hành, sửa chữa)…

Để thực hiện việc xác định giá trị cho vay lại. UBND TP cho biết trong tờ trình gửi HĐND TP với nội dung căn cứ các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ ngành về cơ chế tài chính của dự án như trên, giá trị cấp phát và vay lại được đề xuất căn cứ theo số liệu đã giải ngân thực tế đến thời điểm hiện nay và kế hoạch giải ngân dự kiến của từng hạng mục trong dự án đến ngày đóng các Hiệp định vay đã ký. Phần vốn hủy sau khi đóng các Hiệp định vay đã ký sẽ được nhà tài trợ cân đối các khoản vay bổ sung. Do vậy, phần vốn bổ sung được đề xuất vay lại toàn bộ.

Dự kiến, mức dư nợ của ngân sách TP đến thời điểm ngày 31/12/2020 là 31.155,079 tỷ đồng, mức dư nợ trên đảm bảo trong thời hạn cho phép của Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc Hội.

Chính vì vậy UBND TP.HCM trình HĐND TP chấp thuận chủ trương cho phép UBND TP vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 của TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên.

Nguồn trả nợ UBND TP bố trí ngân sách TP hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định để trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

Đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ theo hình thức BOT

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Tuyến đường được thiết kế với vận tốc 80 km/h, chiều rộng mặt đường 14 m cho 4 làn xe cơ giới.

Dự án được đầu tư theo hình thức BOT với tổng vốn 3.271 tỷ đồng .

Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ dự kiến dài 40,2 km (11,63 km đi qua tỉnh Tuyên Quang và 28,57 km đi qua Phú Thọ). Điểm đầu của dự án tại TP Tuyên Quang và điểm cuối kết nối với núi giao IC9 của cao tốc Nội Bài - Lào Cai (thuộc tỉnh Phú Thọ).

Mục đích của việc đầu tư dự án nhằm giảm ùn tắc và TNGT trên quốc lộ 2, rút ngắn thời gian từ Tuyên Quang, Phú Thọ đi Hà Nội. Khi hoàn thành, dự án sẽ tăng thêm lưu lượng cho cao tốc Nội Bài - Lào Cai (hiện do VEC khai thác).

UBND TP. Hải Phòng xin tự bỏ vốn lập qui hoạch điều chỉnh sân bay Cát Bi

Chủ tịch UBND Tp. Hải Phòng vừa đề nghị Bộ GTVT đồng ý cho địa phương này tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi với quy mô công suất dự kiến 13 triệu khách/năm; 250.000 tấn hàng hóa/năm bằng nguồn vốn ngân sách của thành phố theo Quyết định số 236/QĐ – TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi

Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi

Hiện nay, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV (đơn vị quản lý khai thác sân bay) đang tập trung đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư các Dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi với tổng số vốn đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, bao gồm 5 dự án thành phần. 

Đó là xây dựng Nhà ga hành khách T2 có công suất 5 triệu hành khách/năm (khả năng mở rộng, nâng cấp đạt 10 triệu hành khách/năm) khai thác trong nước có tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng; dự án mở rộng sân đỗ (giai đoạn 1) đầu tư 490 tỷ đồng, dự án cải tạo sân đỗ đầu tư 140 tỷ đồng, dự án xây dựng nhà ga hàng hóa đầu tư 300 tỷ đồng.

ACV cũng đồng thời thực hiện các Dự án mở rộng sân đỗ máy bay giai đoạn 1 diện tích 56.641m2, giai đoạn 2 diện tích 81.855m2; nâng cấp cải tạo 16.000 m2 sân đỗ máy bay khu nhà ga cũ và đường lăn W2; xây dựng Nhà ga hàng hóa và các dự án hạ tầng đồng bộ (nhà để xe ngoại trường, nhà M&E, trạm điện, cấp nước, xử lý nước thải, nhà để xe hai bánh, trạm thu phí...; hệ thống đường ra vào nhà ga, đường nội bộ kết nối; bãi đậu xe ô tô trước nhà ga; cây xanh cảnh quan...).

Nguồn: [Link nguồn]

Nóng trong tuần: Sabeco đã bị bán cho Trung Quốc?

Lãnh đạo Bộ Công thương đã lên tiếng chính thức về thông tin này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN