Hàng loạt khách sạn bị rao bán vào năm 2021 vì Covid-19?

Lương thưởng cho nhân viên ngành khách sạn nhà hàng dự kiến sẽ chỉ là "quá khứ" hoặc ít nhất "sẽ không có hiệu lực" vào năm 2021.

Hiệp hội các nhà quản lý tài sản khách sạn (HAMA) vừa hoàn thành một cuộc khảo sát các thành viên về quyền sở hữu khách sạn trong khu vực. Kết quả đã xác nhận điều mà nhiều chuyên gia quản lý dự đoán trong năm nay.

Eric Levy, giám đốc điều hành của Tourism Solutions International (một công ty đầu tư khách sạn của Singapore) đã xem xét kết quả cuộc khảo sát và nhận định: “Trong 30 năm hoạt động trong khu vực, chúng tôi đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, cuộc khủng hoảng này lại khác. Chúng ta sẽ thấy nhiều chủ khách sạn bị ép buộc phải bán khách sạn hơn, một số bán gấp để thu lại tiền, giảm nợ, một số bị áp lực bởi chủ nợ và một số thậm chí có thể bị chủ nợ tịch thu tài sản… đây là biện pháp mà trước kia những chủ nợ ở Châu Á phần lớn không muốn sử dụng”.

Cuộc khảo sát của HAMA tách biệt nhóm khách sạn tại Singapore với các quốc gia khác thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Các chủ khách sạn ở Singapore có vẻ lạc quan hơn. Mặc dù vậy, báo cáo trong cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng ở Singapore, 78% khách sạn nhận thấy doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (RevPAR) giảm hơn 50% trong năm nay và hơn 3/4 dự báo RevPAR sẽ không phục hồi về ngưỡng bằng năm 2019 cho đến năm 2023 hoặc muộn hơn.

Cho đến thời điểm hiện tại, đa số chủ nợ vẫn khá linh hoạt với người đi vay, tuy nhiên, nhiều chủ khách sạn cho biết họ đang xem xét việc bán bớt tài sản để trả nợ. Đối với các quốc gia tại Châu Á, ngoài Singapore, có 12,5% chủ khách sạn đang xem xét bán tài sản để giảm nợ và gần 19% đang xem xét thanh lý cho chủ nợ để tránh tình trạng thua lỗ.

Nhiều chủ khách sạn phải bán tài sản để trả nợ

Nhiều chủ khách sạn phải bán tài sản để trả nợ

Ở Châu Á, việc đột ngột thanh lý khách sạn thường là trường hợp bất khả kháng, trong khi ở Bắc Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Âu, điều này diễn ra thường xuyên hơn. Những cuộc khảo sát tương tự của HAMA ở các khu vực trên đã chứng minh cho điều đó.

Ở Châu Âu, một nửa chủ sở hữu các khách sạn đang xem xét cải tạo không gian cho mục đích khác. Trong khi đó, hơn 50% bên mua lại mong đợi giá bán khách sạn & tài sản trong ngành du lịch sẽ tiếp tục xuống giá. Tại Mỹ, các thành phố lớn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nặng nề nhất, ước tính hơn 60.000 phòng khách sạn ở New York buộc phải đóng cửa vì đa phần chủ sở hữu đang cân nhắc việc mở lại toà nhà nhưng với chức năng mới.

Năm 2021, ngân sách hàng năm dần trở nên vô hiệu lực so với thập kỷ qua. Dự báo tài chính thường xuyên sẽ là trọng tâm của chủ sở hữu khách sạn và ban điều hành. Trong năm 2020 vừa qua hầu hết các khách sạn đã thực hiện dự báo tài chính với tần suất gấp đôi thường lệ. Các điều khoản về đánh giá hiệu suất trong hợp đồng quản lý (Hotel Management Agreement) về bên điều hành khách sạn dự kiến sẽ không có hiệu lực vào năm 2021. Vì vậy, các nhà quản lý tài sản báo cáo rằng có thể có ảnh hưởng lớn về quyết định liên quan đến tiền thưởng năm 2021.

Lương thưởng cho nhân viên ngành khách sạn nhà hàng dự kiến sẽ chỉ là "quá khứ" hoặc ít nhất "sẽ không có hiệu lực" vào năm 2021 khi chủ khách sạn thắt lưng buộc bụng để vượt qua đến giai đoạn phục hồi. Đây chỉ là một trong ba phát hiện chính từ một nghiên cứu quan trọng của HAMA với mục đích cung cấp cho chủ sở hữu thông tin và công cụ cần thiết để sẵn sàng phục hồi trong ngành khách sạn ở Singapore nói riêng và Châu Á Thái Bình Dương nói chung.

Ngay cả ở Singapore, với các khách sạn được hỗ trợ bởi doanh nghiệp liên quan đến SHN/MCO (chương trình chỉ định khách ngoại quốc cách ly 14 ngày tại khách sạn) và được hỗ trợ phần lớn bởi JSS (trợ cấp chính phủ Singapore), hơn một phần ba chủ khách sạn được khảo sát không có tiền thưởng trong ngân sách (năm 2021) nếu có, tiền thưởng sẽ tương đương nửa tháng đến một tháng lương.

Trong tương lai, mối quan tâm lớn nhất của các chủ khách sạn liên quan đến nhu cầu du lịch và theo sau là chi phí liên quan đến nhân viên, điều này hoàn toàn dễ hiểu do cơ cấu chi phí cố định của các khách sạn.

80% thành viên được khảo sát cho rằng các công ty điều hành của họ là đối tác hiệu quả hoặc đa phần hiệu quả trong việc giải quyết tác động của COVID-19.

Kỳ vọng về RevPAR vào năm 2021 cho thấy rằng về khái quát, chủ sở hữu kỳ vọng RevPAR sẽ thấp hơn 40-60% so với mức đạt được vào năm 2019. Ngoài ra còn có các thị trường cụ thể như Maldives, Bali và Phuket cần lượng khách quốc tế đến để phát triển mạnh, đã làm tụt hậu hiệu suất của các thị trường trong khu vực vào năm 2020 với kỳ vọng tương tự vào năm 2021.

Khi được hỏi về thời gian phục hồi, Daniel Yip, Chủ tịch HAMA - Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ: “Dựa trên kết quả khảo sát và trên toàn bộ danh mục khách sạn do các thành viên quản lý, không thành viên nào của chúng tôi nghĩ rằng mức RevPAR sẽ trở lại bằng năm 2019 vào năm 2021, phần lớn những người được phỏng vấn hy vọng có thể trở lại bằng mức trước khi có Covid-19 vào năm 2023 hoặc muộn hơn. ”

Nguồn: [Link nguồn]

COVID-19 ”sàng lọc” 60% doanh nghiệp trên thị trường

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, các nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) ứng phó với COVID-19 của Chính phủ đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vân Phan ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN