Các công ty Mỹ vẫn "lao vào" Trung Quốc bất chấp yêu cầu từ ông Trump

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang, bất chấp lệnh chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump, các công ty Mỹ vẫn lao vào như “con thiêu thân”.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây “náo loạn” phố Wall khi ông yêu cầu các công ty Mỹ có nhà máy tại Trung Quốc “quay về nước”. Động thái này của ông Trump như một bước “phản đòn” khi Trung Quốc tiếp tục gia tăng thuế với hàng hóa Mỹ.  

Tuy nhiên, bất chấp yêu cầu của vị Tổng thống, các công ty Mỹ vẫn tiếp tục tiến hành kế hoạch trước đó tại Trung Quốc. Trong cuộc họp của các nhà đầu tư vừa qua, các công ty Mỹ đã trình ra kế hoạch đa dạng hóa chuỗi sản phẩm cung ứng trên thị trường. Tuy nhiên, lệnh mới nhất từ nhà lãnh đạo Mỹ đã buộc nhiều doanh nghiệp phải “vật lộn” với những bất ổn thương mại đang leo thang.

Các doanh nghiệp Mỹ lên kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau yêu cầu rời khỏi Trung Quốc của Tổng thống Trump. Ảnh CNBC

Các doanh nghiệp Mỹ lên kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau yêu cầu rời khỏi Trung Quốc của Tổng thống Trump. Ảnh CNBC

Rất ít công ty của Mỹ đưa ra kế hoạch “rời khỏi” Trung Quốc. Làm như vậy sẽ chứng tỏ sự gián đoạn đặc biệt đối với các đối thủ nặng ký về công nghiệp và công nghệ của Mỹ, vốn dựa vào cơ sở sản xuất của Trung Quốc như là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng của họ. Số lượng hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc chiếm 25% so với tổng hàng hóa sản xuất trên toàn thế giới.

Lấy ví dụ như Boeing, nhà sản xuất máy bay có trụ sở tại Seattle, Mỹ. Boeing dường như không sẵn sàng từ bỏ thị trường Trung Quốc sau khi mở nhà máy cho máy bay phản lực 737 Max vào cuối năm ngoái. Việc di chuyển sản xuất có thể khiến Boeing tụt lại phía sau Airbus, một đối thủ đang cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc.

Việc rời khỏi một thị trường lớn như Trung Quốc không phải là một điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp Mỹ. Ảnh CNBC

Việc rời khỏi một thị trường lớn như Trung Quốc không phải là một điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp Mỹ. Ảnh CNBC

Ví dụ điển hình khác phải kể đến Apple. Hầu hết các sản phẩm của “gã khổng lồ” về công nghệ được sản xuất tại Trung Quốc và nhà cung cấp lớn nhất của Apple là Foxconn có 29 nhà máy ở Trịnh Châu. Phải mất nhiều năm để Apple có thể rời khỏi Trung Quốc và nghiễm nhiên, Apple đang dọn đường cho đối thủ như Samsung chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên, Apple vẫn yêu cầu các nhà cung cấp lớn của mình đánh giá tác động chi phí của việc di chuyển 15-30% năng lực sản xuất của họ từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.

Các công ty công nghệ lớn khác của Mỹ cũng đang “nối gót” theo Apple. Các nhà sản xuất máy tính HP Inc và Dell Technologies được cho là đang dự tính chuyển tới 30% sản lượng máy tính xách tay của họ ra khỏi Trung Quốc. Công ty mẹ của Google là Alphabet đang chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh Pixel, thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ năm ở Mỹ, sang Việt Nam.

Bên cạnh đó, hàng trăm công ty của Mỹ, đáng chú ý như Starbucks, việc rời khỏi Trung Quốc không phải là điều họ có thể làm được.

Việc rời khỏi một thị trường lớn như Trung Quốc không phải là một điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp Mỹ. Để thích ứng với một “sân chơi” ngày càng biến động, lãnh đạo các doanh nghiệp đang phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của họ.

Bị Mỹ “chặn đường sống”, Trung Quốc khai thác “mỏ vàng” từ phố đi bộ, chợ đêm

Các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh bao gồm phát triển phố đi bộ thương mại và khuyến khích chợ đêm cũng như...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Đan (theo CNBC) ([Tên nguồn])
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN