TTCK sáng 2/8: Tăng nhờ tin xấu?

Sau khi các tin xấu được công bố, TTCK Việt Nam không những giảm điểm như nhận định của các CTCK mà lại bất ngờ bật tăng trong phiên sáng nay.

Tưởng chừng, trước tác động của nhiều thông tin tiêu cực như PMI ngành sản xuất xuống mức thấp nhất từ tháng 4/2011, giá xăng tăng thêm 900 đồng/lít sẽ khiến thị trường tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên, điều bất ngờ là sau khi các thông tin tiêu cực này được công bố, thị trường lại có dấu hiệu bắt đáy trong cuối phiên chiều qua và tăng điểm khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay (2/8).

Một trong những nguyên nhân chính giúp thị trường bật tăng là lực đỡ từ các mã bluechip, trong đó đặc biết là VNM. Sau thông tin HĐQT VNM sẽ xin ý kiến cổ đông để phát hành hơn 278 triệu cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 2:1, đồng thời Công ty cũng tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20% cho cổ đông khi kết quả kinh doanh 6 tháng tăng trưởng mạnh đã giúp mã này tăng trần ngay từ đầu phiên.

Việc VNM tăng trần ngay từ đầu phiên đã tạo hiệu ứng tốt, giúp các mã bluechip khác cũng được kéo lên trên mức giá tham chiếu, giúp VN-Index tăng điểm ngay từ đầu phiên.

Kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, VN-Index tăng 1,68 điểm (+0,41%), lên 414,23 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 17 tỷ đồng.

Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, đà tăng của VN-Index được nới rộng khi có thêm các mã bluechip khác được kéo từ dưới tham chiếu lên trên mốc này. Tuy nhiên, sự thận trọng vẫn chưa được dỡ bỏ khiến thanh khoản vẫn ở mức thấp.

Tính đến 9h33, VN-Index tạm dừng ở 416,20 điểm, tăng 3,65 điểm (+0,88%). Tổng khối lượng giao dịch 2,6 triệu đơn vị, tương đương giá trị 44 tỷ đồng.

Ngoài VNM, cổ phiếu DLG cũng tăng trần ấn tượng với dư mua gần 200.000 cổ phiếu sau khi bài trả lời phóng vấn Báo ĐTCK của ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Công ty, lý giải rõ về động thái giao dịch của các cổ đông nội bộ và cam kết ông cùng các lãnh đạo khác của Công ty sẽ mua hết lượng cổ phiếu đã đăng ký.

Đà tăng của thị trường mỗi lúc một mạnh khi các thêm nhiều mã cổ phiếu nhỏ được khớp lệnh trên mức giá tham chiếu. Trong khi đó, nhóm bluechip có thêm VIC tăng trần. Chỉ còn GMD, REE và HPG giao dịch dưới tham chiếu.

Đến 10h06, VN-Index đứng ở mức 417,52 điểm, tăng 4,97 điểm (+1,20%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,4 triệu đơn vị, trị giá 109 tỷ đồng.

Nhịp tăng của thị trường được duy trì khá tốt khi các mã bluechip vẫn nhận được sự hỗ trợ của lực cung. VN-Index đã tiến sát mốc 418 điểm lúc 9h25, tuy nhiên, VN-Index vẫn chưa thể vượt qua mốc kháng cự này.

Tính đến 10h37, VN-Index đứng ở 417,84 điểm, tăng 5,29 điểm (+1,28%). Tổng khối lượng giao dịch 9,9 triệu đơn vị, trị giá 149 tỷ đồng.

Cổ phiếu VIC nhận được sự hỗ trợ rất tốt từ lực cầu của nhà đầu tư ngoại, khi khối này mua tới 74% tổng khối lượng cổ phiếu VIC đã được khớp tới thời điểm này.

Một lần nữa, VN-Index lại tìm cách vượt qua mốc 418 điểm. Trong lần cố gắng này, VN-Index đã tiến gần hơn với lần trước khi leo lên 417,96 điểm lúc 10h35. Tuy nhiên, cũng giống như lần trước đó (lúc 9h28), VN-Index gặp thất bại và quay đầu đi xuống.

Lúc 11h05, VN-Index đứng ở 417,04 điểm, tăng 4,49 điểm (+1,09%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 11,79 triệu đơn vị, trị giá 177 tỷ đồng.

Cổ phiếu PTC tiếp tục có phiên giảm sàn thứ 5 liên tiếp sau khi cổ phiếu này bị HOSE có quyết định cảnh báo trên toàn thị trường kể từ ngày 27/7 và đây là phiên giảm điểm thứ 9 liên tiếp của mà này tính từ ngày 23/7. Hiên PTC đang giao dịch ở mức sàn 7.300 đồng và vẫn còn dư bán gần 350.000 cổ phiếu.

Đà tăng của thị trường về cuối phiên có phần yếu dần khi nhiều bluechip bị bán mạnh và lùi về giá tham chiếu hoặc giảm giá.

Kết thúc phiên giao dịch sáng, VN-Index tăng 3,86 điểm (+0,94%), lên 416,41 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13,66 triệu đơn vị, tương đương giá trị 206,2 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 2,3 triệu đơn vị, trị giá 24,8 tỷ đồng.

Với 16 mã tăng giá (trong đó VNM tăng trần từ đầu phiên), 5 mã giảm giá và 9 mã đứng giá tham chiếu, chỉ số VN30 tạm dừng phiên sáng tại 494,33 điểm, tăng 4,57 điểm (+0,93%).

Trong phiên sáng nay, không có cổ phiếu nào trên HOSE có khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị. ITA là mã có khối lượng khớp lớn nhất với gần 0,92 triệu đơn vị.

Khối ngoại cũng giảm mạnh giao dịch khi chỉ mua vào 476.010 đơn vị, trong đó họ mua vào 140.370 cổ phiếu GAS, tương đương 64,77% tổng khối lượng của mã này; và mua vào 126.900 cổ phiếu VIC, chiếm 70,4% tổng khối lượng giao dịch của VIC.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng hưởng ứng với tín hiệu tích cực trên sàn HOSE. Trong số 30 cổ phiếu của rổ HNX30, chỉ còn mỗi ACB là còn giao dịch dưới tham chiếu 1 bước giá, còn lại đều tăng giá (21 mã) và đứng giá (8 mã). Sự hộ trợ đắc lực này giúp HNX-Index duy trì màu xanh khá tốt và lấy lại được mốc 69 điểm.

Tính đến 9h38, HNX-Index đứng ở 69,08 điểm, tăng 0,38 điểm (+0,55%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,3 triệu cổ phiếu, trị giá 39,5 tỷ đồng.

Diễn biến của sàn HNX không có nhiều thay đổi sau đó khi HNX-Index dao động nhẹ trên ngưỡng 69 điểm. Khối lượng khớp chỉ nhúc nhắc tăng lên, chứng tỏ bên mua vẫn chưa sẵng sàn để tham gia thị trường.

Đến 10h08, HNX-Index đứng ở 69,09 điểm, tăng 0,39 điểm (+0,57%). Tổng khối lượng giao dịch 7,66 triệu đơn vị, trị giá 83 tỷ đồng.

Với sự khởi sắc trên sàn HOSE, đà tăng của HNX-Index cũng được nới rộng thêm. Trong đó, đáng chú ý là mã KHB khi có lượng dư mua trần gần 250.000 cổ phiếu.

Tính đến 10h41, HNX-Index đứng ở 69,17 điểm, tăng 0,47 điểm (+0,47%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 11,16 triệu cổ phiếu, trị giá 110,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, từ thời điểm này, HNX-Index bắt đầu cắm đầu đi xuống và đe dọa phá vỡ mốc 69 điểm.

Lúc 11h10, HNX-Index đứng ở 69 điểm, tăng 0,3 điểm (+0,44%). Mức 69 điểm được HNX duy trì cho đến hết phiên sáng. Tổng khối lượng giao dịch tính đến 11h30 là 13,2 triệu đơn vị, tương đương giá trị 129 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 2,3 triệu đơn vị, trị giá 39 tỷ đồng.

Với 15 mã tăng, 2 mã giảm và 13 mã đứng ở tham chiếu khi đóng cửa phiên sáng, HNX30 tăng 0,82 điểm (+0,63%), lên 130,17 điểm.

VND được khớp nhiều nhất với hơn 1,3 triệu cổ phiếu, trong đó khối ngoại mua vào 0,297 triệu cổ phiếu.

Ngoài VND, khối ngoại còn mua vào 23 mã khác với tổng khối lượng mua vào của 24 mã là 428.200 cổ phiếu. Đồng thời, họ bán ra 17 mã với tổng khối lượng 129.500 cổ phiếu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo T.Le ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN