Tháo gỡ tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp

Nhiều cán bộ tín dụng rất thận trọng, dẫn đến tâm lý dè dặt khi thẩm định cho vay.

Đó là thông tin được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN 2015”, do Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính (BTCI) tổ chức ngày 18-11 tại Hà Nội.

TS Phạm Ngọc Long, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, cho biết hiện cả nước có khoảng 500.000 DN vừa và nhỏ, chiếm 97,5% tổng số DN đang hoạt động thực tế với tổng số vốn đăng ký khoảng 121 tỉ USD, chiếm 30% tổng vốn đăng ký của DN. \

Từ 2012 đến nay, khu vực DN này ở tình trạng đông nhưng không mạnh, năng lực cạnh tranh không cao, quy mô nhỏ. Theo khảo sát, có 32,38% DN cho biết có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên, 35,24% DN phản ánh là khó tiếp cận, số còn lại không thể tiếp cận vốn. Việc tiếp cận vay vốn mới với mức lãi suất ưu đãi như kỳ vọng đối với số DN nhỏ là rất khó khăn.

Tháo gỡ tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp - 1

Nhiều DN vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận vốn vay ngân hàng. Ảnh: HTD

Theo ông Long, nguyên nhân là do các ngân hàng  (NH) thương mại quá thận trọng, co cụm, có phần bảo thủ và e ngại. Đặc biệt, nhiều NH sợ “hình sự hóa” hoạt động tín dụng. “Vấn đề liên quan đến thế chấp tài sản, vay không trả được phải mất vốn… là mối quan hệ dân sự giữa NH và khách hàng nhưng lại quy vào tội hình sự. Do đó nhiều cán bộ tín dụng rất thận trọng, dẫn đến tâm lý dè dặt khi thẩm định cho vay” - ông Long nêu thực tế.

Bên cạnh đó, theo ông Long, lãi suất cho vay vẫn ở mức cao; thủ tục, điều kiện tín dụng về tài sản đảm bảo được siết chặt, phức tạp và quá sức đối với DN. Nhiều NH thông báo đưa lãi suất các khoản vay cũ về dưới 15% nhưng thực chất lãi suất khá cao, giảm rất chậm vì nợ xấu. Các NH này sống nhờ tận thu vào khoản lãi vay cũ. “Đúng ra sai sót dẫn đến nợ xấu phải khấu ngay vào vốn, nếu âm phải đóng cửa NH nhưng hiện nay cả xã hội đang gánh khoản nợ xấu này; đẩy nợ xấu cho người dân” - ông Long phân tích.

Trong khi đó, ông Trần Trung Kiên, đại diện khối khách hàng DN (Techcombank), lại cho rằng hiện nay các NH đã “thoáng” hơn trong việc xét duyệt cho vay vốn. Tài sản đảm bảo không phải vấn đề chính khi cho vay mà quan trọng là phương án kinh doanh, uy tín, quản lý được đầu vào, đầu ra của DN thì sẽ được NH phê duyệt. Tài sản đảm bảo không chỉ là cái đang có mà là tài sản hình thành trong tương lai. Ngoài ra, các NH có thể đánh giá năng lực tài chính qua các hợp đồng với các đối tác, luồng kinh doanh của DN. “NH sẽ đảm bảo cho vay với điều kiện dòng tiền từ các hợp đồng, phương án kinh doanh được chuyển về. Trong quá trình đó NH sẽ giám sát chặt chẽ quy trình” - ông Kiên cho hay.

Nhà nước cần hỗ trợ các DN nhỏ và vừa liên quan đến thị trường, đất đai, vốn, công nghệ... một cách đồng bộ; đổi mới cách tiếp cận phù hợp hơn trong hoạt động tín dụng nhưng không tăng gánh nặng nợ xấu cho NH. Bên cạnh đó, NH cần chấp nhận cho vay tín chấp, cụ thể là tín chấp có điều kiện.

TS PHẠM NGỌC LONGỦy viên Ban chấp hành Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà Phương (Pháp luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN