Lộ diện nhiều đại gia ngầm, sở hữu tài sản khủng đăng ký mua cổ phần Vinaconex

Sự kiện: Kinh Doanh Vinaconex

Từ những thương vụ chuyển nhượng, đấu giá cổ phần với giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng, nhiều đại gia bí ẩn với tên tuổi lạ lẫm đã lộ diện khiến không ít người bất ngờ.

Loạt đại gia ngầm muốn ôm trọn cổ phần Vinaconex

Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố kết quả thẩm định năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG), do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu.

Theo đó, CTCP Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam của ông Trịnh Cấn Chính và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ của ông Vũ Xuân Cường là hai đơn vị đã đáp ứng điều kiện và chứng minh năng lực tài chính để mua toàn bộ lô cổ phần với giá trị tối thiểu là hơn 2000 tỷ đồng đợt này.

Điểm đặc biệt là hai cái tên Trịnh Cần Chính và Vũ Xuân Cường đều rất lạ lẫm đối với giới đầu tư. Ông Trịnh Cần Chính được biết đến là con trai của nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô. Còn cái tên Vũ Xuân Cường thì hầu như không có bất cứ thông tin gì. Hơn nữa, Bất động sản Cường Vũ cũng là doanh nghiệp chỉ mới được thành lập.

Lộ diện nhiều đại gia ngầm, sở hữu tài sản khủng đăng ký mua cổ phần Vinaconex - 1

Lộ diện nhiều “đại gia” lạ lẫm muốn sở hữu lượng lớn cổ phần của Vinaconex

Sau đó không lâu, HNX cũng công bố 4 cái tên đủ điều kiện để đấu giá lô 255 triệu cổ phần, trị giá tới hơn 5400 tỷ đồng mà SCIC bán ra trong đợt này. Trong đó, xuất hiện một nhà đầu tư cá nhân là ông Nguyễn Văn Đông (sinh năm 1980), quê Thừa Thiên – Huế và ba tổ chức. Đáng chú ý, 1 trong 4 cái tên đăng ký là CTCP Smart Invest mới chỉ thành lập vào ngày 9/11, tức chỉ trước hai ngày khi công bố đấu giá.

Thêm vào đó là những doanh nghiệp được sở hữu bởi chỉ hai đến ba cổ đông. Ví dụ như Công ty TNHH An Quý Hưng (vốn điều lệ 360 tỷ đồng) được sở hữu bởi Nguyễn Xuân Đông (70%) và Đỗ Thị Thanh (30%). Hay CTCP Đầu tư Hạ tầng Thăng Long TJC được sở hữu bởi ba cá nhân là Nguyễn Duy Dũng (45%), Trần Đức Thọ (45%) và Nguyễn Việt Hưng (10%).

Thương vụ lớn, lộ diện nhiều đại gia giàu “khủng”

Trước đó vào tháng 5/2018, bà Đinh Thu Thủy, một thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện Miền Trung (SEB) mua vào hơn 5 triệu cổ phiếu của công ty. Tổng số tiền mà bà Thủy đã chi ra để mua hết lô cổ phần này là khoảng 240 tỷ đồng.

Đáng chú ý, bà Đinh Thu Thủy khi đó mới được bầu làm Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của Điện Miền Trung từ giữa tháng 4 trước đó. Sau khi chi khoản tiền lớn để sở hữu số cổ phần nói trên, bà Thuỷ từ chỗ không nắm cổ phần nào tại Điện Miền Trung đã trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này, nắm 25,18% vốn điều lệ, vượt luôn cả ông Đinh Quang Chiến, người đang là Chủ tịch HĐQT của Điện Miền Trung (sở hữu 24,97%).

Hồi giữa năm 2017, nữ đại gia kín tiếng Nguyễn Thị Duyên cũng đã đứng ra mua trọn hơn 8,3 triệu cổ phiếu của Bánh kẹo Hải Hà được bán ra bởi 3 cổ đông cá nhân lớn của công ty này. Cụ thể, Bà Nguyễn Thị Thu Trang và bà Lê Bích Thục mỗi người bán 3 triệu cổ phiếu, trong khi đó ông Nguyễn Văn Bắc bán ra hơn 2,3 triệu cổ phiếu. Với giá trung bình khoảng gần 51 ngàn đồng/cp, số tiền mà bà Duyên phải chi ra là khoảng 420 tỷ đồng.

Vào giữa năm vừa rồi, một loạt thương vụ sang tên, chuyển nhượng cổ phần trị giá tới cả ngàn tỷ đồng đã được thực hiện tại ngân hàng VPBank. Trong đó nhiều cái tên bất ngờ đã xuất hiện.

Lộ diện nhiều đại gia ngầm, sở hữu tài sản khủng đăng ký mua cổ phần Vinaconex - 2

Các giao dịch trị giá hàng ngàn tỷ đồng tại VPBank bởi những cái tên bất ngờ

Theo đó vào 15/6/2018, 34,49 triệu cổ phiếu của VPB của Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Tín Tâm đã được chuyển quyền sở hữu cho ông Nguyễn Mạnh Cường. Khi đó, cổ phiếu VPB có giá 49.500 đồng/cổ phiếu, ông Cường có trong tay khối cổ phần giá trị hơn 1.700 tỷ đồng. Ông Cường sinh năm 1995, là Chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Quản lý đầu tư Tín Tâm.

Trước đó, vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2018, cũng đã có 2 đợt chuyển quyền cổ phiếu VPB được thực hiện với tổng khối lượng lên tới 122,7 triệu cổ phần, tương đương 8,2% vốn của VPBank.

Cụ thể, ngày 27/3, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam công bố 4 nhà đầu tư cá nhân đồng thời nhận chuyển quyền gần 100 triệu cổ phần VPB từ Công ty TNHH Đầu tư Quang Đăng và Công ty TNHH Đầu tư Lưu Khuyên. Ngày hiệu lực chuyển quyền là 26/3/2018. Gía trị lô cổ phần này khi đó lên tới khoảng 6.400 tỷ đồng.

Sau đó không lâu, ngày 11/4, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam tiếp tục công bố nhà đầu tư Trần Quốc Anh Thuyên đã nhận chuyển quyền sở hữu 22,7 triệu cổ phần VPB (giá trị gần 1500 tỷ đồng) từ Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Trang Thành. Đáng chú ý là doanh nhân Trần Quốc Anh Thuyên sinh năm 1992, mới 26 tuổi.

Đại gia Việt “ngồi yên” đều đặn nhận ngàn tỷ từ Honda, Toyota

VEAM hiện đang nắm lượng lớn cổ phần tại Honda, Toyota và Ford Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN