Nhà thu nhập thấp "nóng" chuyện kiện cáo

Sức nóng của căn hộ giá rẻ được trông đợi nhờ mức giá chấp nhận được kèm theo sức hút của lãi suất 6%/năm của gói 30.000 tỷ trong lúc nhà ở thương mại gần như tê liệt khiến các chủ đầu tư ồ ạt xin chuyển đổi dự án.

Nhưng "họa vô đơn chí" với thị trường BĐS khi mà chính những dự án nhà rẻ này cũng không thoát cảnh khách hàng kiện cáo, đòi trả nhà... 

Tuần qua, dự án nhà thu nhập thấp đầu tiên bị khiếu kiện vì chậm tiến độ. Người mua nhà dự án Sài Đồng của Hanco3 đã gửi đơn tố chủ đầu tư chậm bàn giao nhà thiếu lý do chính đáng, bởi dự án cùng khu vực của Hanco5 người mua rục rịch chuyển về ở thì mua nhà Hanco3 chưa thể nhận nhà vì thay đổi hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Theo văn bản mà Hanco3 gửi các hộ dân có thông báo rõ: “Hiện nay, vì một số lý do bất khả kháng do thay đổi chính sách Nhà nước và quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các công trình xây dựng, công trình nhà ở thu nhập thấp NO10A, NO12-3 phải sửa đổi hệ thống thông gió, PCCC.

Theo đó, chủ đầu tư thông báo cho khách hàng sẽ lùi thời hạn hoàn thành và bàn giao nhà cho người dân chậm nhất vào ngày 31/12 năm nay, tăng thêm thời gian 6 tháng so với thời gian được dự kiến trong hợp đồng đã ký kết.

Trước đó, thời điểm giữa năm 2011, để được ký hợp đồng mua nhà dành cho người thu nhập thấp ở dự án Sài Đồng, khách hàng phải trải qua quy trình thủ tục, xét duyệt nghiêm ngặt, đáp ứng các tiêu chí mới được bốc thăm quyền được mua, bốc thăm căn hộ. Nhiều người phải phải vay mượn để đóng tiền đúng hạn cho chủ đầu tư theo yêu cầu. Tuy nhiên, đến nay nhiều người dân hoang mang, lo lắng trước việc đã quá thời gian giao nhà. Lo lắng này tăng lên khi hàng loạt dự án nhà ở thương mại đã án binh bất động, với những vụ ầm ĩ kiện tụng, đòi tiền, đòi nhà kéo dài nhiều năm không giải quyết được.

Dự án nhà TNT Đặng Xá của Viglacera thì ngay sau ồn ào về chất lượng căn hộ bị rêu mốc, xuống cấp ngay khi vừa bàn giao nhà, lại tiếp tục bị khách hàng muốn thanh lý hợp đồng, trả nhà nhưng điều kiện mà chủ đầu tư đưa ra là sẽ chỉ trả tiền cho những khách hàng khi họ bán được căn hộ bị trả lại. Thậm chí trên các diễn đàn về nhà chung cư, nhiều người cho biết do không thể trả căn hộ lấy lại tiền ngay từ chủ đầu tư tư nên đã chủ động rao bán, nhượng lại căn hộ với nhiều lý do: không đủ tiền đóng tiếp, gia đình có người chuyển công tác, ... Có người mua than "cố hết chỗ nọ đến chỗ kia với lãi suất rất cao để lấy được nhà, đã đâm lao phải theo lao, không cố cũng ko được vì mình có thanh lí cũng ko thể lấy lại được tiền ngay mà lãi vẫn phải trả". 

Làn sóng đòi trả lại nhà thu nhập thấp không chỉ diễn ra ở khu Đặng Xá vốn bị chê là quá xa trung tâm, từng phải mở bán rất nhiều lần nhưng vẫn ế ẩm, thì ngay tại dự án nhà thu nhập thấp Ngô Thì Nhậm của của Vinaconex Xuân Mai, khi người muốn mua phải bon chen bẹp ruột, kiện cáo tố giác người mua gian lận, để giành suất mua nhà thì nay cũng rất nhiều người dân nại đủ lý do để trả lại hàng cho nhà sản xuất.

Mặc dù chủ đầu tư hỗ trợ người dân vay vốn từ BIDV lãi suất 10%/năm để có tiền thanh toán, đồng ý để khách hàng chuyển đến ở dù chưa đóng đủ tiền nhưng vẫn không đủ giữ chân khách mua.

Nhìn lại, nguyên nhân khiến khách nằng nặc trả nhà là bởi dự án làm từ thời BĐS sốt nóng đã không đáp ứng được mong muốn an cư cho cư dân bởi dự án quá xa khu trung tâm, đường vào chưa có điện chiếu sáng, chất lượng căn hộ thấp khi xảy ra tình trạng thấm nước và rạn nứt.

Cách đây ít ngày, dự án chưa triển khai là dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm cũng được dư luận quan tâm khi xảy ra mâu thuẫn giữa 2 chủ đầu tư là HUD và BIC, trong lúc BIC muốn triển khai ngay dự án để tận dụng thời điểm cầu nhà ở giá rẻ đang còn nóng thì HUD lại lừng chừng bàn giao mặt bằng, khiến dự án không thể triển khai dù thông tin từ phía BIC cho rằng đã phải không ít lần lên tiếng đề nghị HUD hợp tác. Sau khi sự việc lùm xùm lên, phía HUD mới quyết định tạm bàn giao mặt bằng để BIC khoan khảo sát song chưa thể đủ điều kiện để chính thức khởi công dự án.

Nhà thu nhập thấp "nóng" chuyện kiện cáo - 1

Dự án Tây Nam Linh Đàm vẫn chỉ là bãi đất cỏ mọc sau lễ tổ chức động thổ rầm rộ từ tháng 5/2013.

Chính các chủ đầu tư thừa nhận thực tế, nhà ở thương mại giá rẻ cạnh tranh ngang ngửa với nhà ở xã hội về giá, trong khi vị trí thuận tiện hơn nhiều lần, lại không phải chịu bất cứ quy định ràng buộc nào như điều kiện được mua-được bán, vì vậy người mua nhà ở xã hội đương nhiên sẽ có so sánh, tính toán để rút khỏi các dự án nhà ở xã hội quá xã trung tâm. 

Và ngay chính trong phân khúc nhà ở xã hội cũng có sự cạnh tranh, khi hàng loạt dự án được chủ đầu tư xin chuyển từ dự án thương mại sang nhà ở xã hội với vị trí khá hấp dẫn, cộng với ưu thế có thể được vay ưu đãi 6% trong 10 năm, trong khi các dự án đã mở bán và ký hợp đồng với khách hàng trước tháng 1/2013 không thể được tiếp cận ưu đãi này, khiến nhiều người đang ôm khoản vay nợ lãi suất cao để mua nhà chán nản. 

Chất lượng nhà thu nhập thấp cũng là điều đáng bàn khi 2 dự án Viglacera Đặng Xá và Vinaconex Xuân Mai vừa đưa vào sử dụng đã thấm dột, nứt.

Bởi vậy, dù nhiều DN và người mua nhà mong muốn gói hỗ trợ công bằng hơn khi xét đến cả những người đã mua nhà trước thời điểm 1/2013 nhằm cứu tình thế cho các dự án đang rơi vào làn sóng khách đòi trả nhà, không nhận nhà, không thanh toán tiền cho chủ đầu tư. Song bản thân chủ đầu tư cũng không thể trông chờ vào chính thức khi chất lượng căn hộ, giá bán và hậu mãi có hấp dẫn khách hàng hay không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Giang (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN