Khi tỷ phú trốn thuế nhờ lỗ hổng hệ thống từ thiện

Lập quỹ 500 triệu USD và được coi là nhà tài trợ hào phóng nhất nước Mỹ như Bill và Melinda Gates, CEO của GoPro Nicholas Woodman đã tiết kiệm được hàng chục triệu USD tiền thuế.

Cuối năm 2014, Nicholas Woodman, người sáng lập và CEO GoPro, tuyên bố một hành động rộng lượng. Woodman, lúc đó 39 tuổi, vừa mới đưa công ty máy ảnh của mình đạt trị giá khoảng 3 tỷ USD. đã cho đi phần lớn tài sản đó - một lượng cổ phiếu GoPro 500 triệu USD cho Tổ chức cộng đồng Thung lũng Silicon. Tổ chức có trụ sở tại Mountain View, California và sẽ quản lý quỹ mới hình thành này.

"Chúng tôi thức dậy mỗi buổi sáng biết ơn về những cơ hội mà cuộc sống đã mang đến cho gia đình mình", ông Woodman và Jill, vợ mình, phát biểu vào thời điểm đó. "Chúng tôi hy vọng sẽ trả ơn tốt nhất có thể". Tổ chức The Chronicle of Philanthropy coi Woodman là một trong những "nhà tài trợ hào phóng nhất nước Mỹ" năm đó, đặt ông cùng với các nhà từ thiện nổi tiếng khác như Bill và Melinda Gates hay Michael R. Bloomberg.

Khi tỷ phú trốn thuế nhờ lỗ hổng hệ thống từ thiện - 1

Nick Woodman, người sáng lập và CEO của GoPro tại ngày phát hành IPO của công ty tại Nasdaq MarketSite ở New York, Hoa Kỳ, vào thứ năm, ngày 26 tháng 6 năm 2014.

Nhưng bốn năm sau, gần như không có dấu vết gì về các hoạt động của Quỹ Woodman. Quỹ không có trang web và không liệt kê các lĩnh vực tập trung đầu tư, hay các khoản tài trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận. Thay vào đó, Quỹ Woodman cơ bản tồn tại như một tài khoản trong Quỹ Cộng đồng Thung lũng Silicon, không bắt buộc phải tiết lộ chi tiết về cách thức các nhà tài trợ cá nhân chi tiêu số tiền từ thiện của họ. Ông Woodman, GoPro và Quỹ cộng đồng Thung lũng Silicon đều từ chối thảo luận về Quỹ Woodman.

Nếu lợi ích cho người nghèo chưa thấy đâu, lợi ích của ông Woodman là rõ ràng. Sau đợt chào bán công khai đầu tiên của GoPro, ông đã phải đối mặt với một dự luật thuế khổng lồ vào năm 2014. Nhưng bằng cách quyên góp thông qua Quỹ cộng đồng Silicon, ông đã giảm bớt gánh nặng thuế của mình theo hai cách. Đầu tiên, Woodman tránh phải trả các khoản thuế tăng vốn trên số cổ phiếu trị giá 500 triệu USD, một con số có nhiều khả năng nhất làm ông mất đi hàng chục triệu đô. Ông cũng có thể yêu cầu khấu trừ tiền từ thiện và tiết kiệm được hàng triệu đô nữa bên cạnh việc giảm hóa đơn thuế cá nhân của mình trong nhiều năm tới.

Các quỹ tài trợ (D.A.F.s) cho phép những người giàu có như ông Woodman trao tài sản - thường là tiền mặt và cổ phiếu, nhưng cũng có thể là bất động sản, tiền điện tử - cho một tổ chức tài trợ như Quỹ cộng đồng thung lũng Silicon, Fidelity Charitable hoặc Vanguard Charitable, nhưng bản thân các nhà tài trợ vẫn nắm quyền kiểm soát với số tiền đó. Các tổ chức tài trợ chi tiền cho bệnh viện, trường học chỉ theo yêu cầu của nhà tài trợ. Vì vậy, trong khi các nhà tài trợ hưởng quyền lợi thuế ngay lập tức, các tổ chức từ thiện chỉ có thể chờ đợi các khoản tiền vô thời hạn.

Khi tỷ phú trốn thuế nhờ lỗ hổng hệ thống từ thiện - 2

Vì lý do thuế, D.A.F.s đã trở thành một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong thế giới từ thiện

Những người ủng hộ nói rằng D.A.F.s đã dân chủ hóa lợi ích và là một chiến thắng vì nhà tài trợ có lợi ích về thuế và những người hưởng lợi là tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng đối với các nhà phê bình, D.A.F.s đại diện cho mặt tồi tệ nhất của hoạt động từ thiện ngày nay - một hệ thống các đặc quyền bảo đảm cho những người giàu có và không cam kết bảo vệ cho những người còn lại.

Chỉ trong tháng trước, sau khi vận động hành lang bởi các nhóm bảo thủ và các nhà tài trợ, chính quyền Trump nói họ sẽ ngừng yêu cầu một số tổ chức phi lợi nhuận tiết lộ tên của các nhà tài trợ lớn. Thay đổi sẽ làm cho một số nhóm chính trị giấu giếm các nhà tài trợ của họ dễ dàng hơn. Và nhiều nhà tài trợ bảo thủ đã sử dụng D.A.F.s để che giấu hoạt động chính trị của họ.

Khi tỷ phú trốn thuế nhờ lỗ hổng hệ thống từ thiện - 3

Tổng thống Trump cho phép các tổ chức không tiết lộ tên các nhà tài trợ, điều sẽ giúp các nhà chính trị giấu giếm nguồn tài trợ của họ dễ dàng hơn

Ed Kleinbard, giáo sư thuế tại Đại học Nam California, nói: “Tổ chức từ thiện là một sự gian lận đối với người nộp thuế ở Mỹ. "Đó là một cách để người giàu ngày càng giàu hơn."

Các quỹ tài trợ được hình thành từ năm 1991, và các quỹ hiện nay chứa tới 85 tỷ USD. Chỉ riêng năm 2017, D.A.F.s do Fidelity Charitable quản lý đã nhận được sự đóng góp của hơn 30.000 nhà tài trợ mới. Không nơi nào có sự tăng trưởng D.A.F.s đáng ngạc nhiên hơn ở Thung lũng Silicon. Hàng loạt tỷ phú đã thành lập D.A.F.s chỉ ở Silicon Valley Community Foundation như Facebook Mark Zuckerberg, Reed Hastings của Netflix, Jack Dorsey của Twitter, Sergey Brin của Google, Jan Koum của WhatsApp và Brian Acton và Paul Allen của Microsoft.

Vào tháng 12 năm 2012, chỉ vài tháng sau khi Facebook ra mắt công chúng, Zuckerberg đã quyên tặng 500 triệu cổ phiếu Facebook. Năm 2014, ngay sau khi Facebook mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD, nhà sáng lập Koum và Acton đã quyên góp 846 triệu USD. Trong cả hai trường hợp, việc thành lập D.A.F.s cho phép những người đàn ông gặt hái lợi thế về thuế đáng kể ngay khi họ cần nhất.

Khi tỷ phú trốn thuế nhờ lỗ hổng hệ thống từ thiện - 4

 Hàng loạt các tỷ phú nổi tiếng thành lập D.A.F.s

Woodman thành lập D.A.F. ngay sau khi cổ phiếu GoPro đạt mức giá cao nhất từ ​​trước đến nay, khoảng 95 USD/cổ phiếu. Tin tức về khoản đóng góp của ông làm cổ phiếu của GoPro giảm tới 14% vào ngày hôm sau, khi các nhà đầu tư giải thích động thái này là do thiếu niềm tin vào cổ phiếu. Đến cuối năm, GoPro đã mất hơn một phần ba giá trị của nó. Đến cuối năm 2015, cổ phiếu giao dịch đạt USD/cổ phiếu. Giờ đây, cổ phiếu GoPro có giá trị dưới 6 USD. Khi cổ phiếu của GoPro giảm mạnh, Quỹ Cộng đồng Thung lũng Silicon đã nắm giữ lượng cổ phiếu nhất định mà không bị mất giá. Trong khi các nhà đầu tư bị lỗ nặng, và giá trị của D.A.F. có khả năng giảm mạnh, tiền thuế tiết kiệm được của Woodman được chốt vào mức cao nhất mọi thời đại.

Quốc hội và I.R.S. gần đây đã yêu cầu phản hồi của công chúng về các cải cách pháp lý có thể có cho các tổ chức từ thiện, bao gồm D.A.F.s.  Đây không phải là lần đầu tiên Washington cố gắng hành động. Đạo luật bảo vệ hưu bổng, được thông qua vào năm 2006, là luật đầu tiên đề cập cụ thể đến D.A.F.s. Nó đã thiết lập một số quy tắc cơ bản cấm tự xử lý hay các yêu cầu phân phối tiền của Quỹ, giảm thuế ít hào phóng đi.

Người vừa được tỷ phú Phạm Nhật Vượng mời về quản lý quỹ 1.000 tỷ là ai?

GS. Vũ Hà Văn, ĐH Yale (Mỹ) mới đây được mời làm Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn vừa mới ra mắt tối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Doanh nhân và 1001 cách làm giàu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN