Dự án tỷ đô sông Hồng: Các bộ ngành đồng thuận cao!

Dự án Giao thông đường thuỷ xuyên Á do công ty con của Tập đoàn ThaiGroup đề xuất xây dựng mới là ý tưởng, ở giai đoạn xây dựng dự án. Bộ KHĐT đang xin ý kiến các bộ ngành và nhận được sự đồng thuận cao.

Quan điểm này được ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ thường kỳ, diễn ra chiều tối 5/5 tại Hà Nội. 

Trả lời quan điểm của Chính phủ về 6 dự án thủy điện thuộc dự án Giao thông đường thuỷ xuyên Á do công ty con của Tập đoàn ThaiGroup đề xuất xây dựng sẽ đặt tại sông Hồng, ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, “dự án mới chỉ ở mức xây dựng dự án. Bộ đang xin ý kiến các bộ ngành và nhận được sự đồng thuận cao. Sau khi phê duyệt mới báo cáo tiền khả thi”.

Dự án tỷ đô sông Hồng: Các bộ ngành đồng thuận cao! - 1

Dự án tỷ đô dọc sông Hồng của bầu Thuỵ gây xôn xao dư luận và lo ngại về tác động của nó tới môi trường sinh thái 

Tuy nhiên, trước băn khoăn về tác động tiêu cực tới môi trường của siêu dự án này, ông Nguyễn Xuân Tự thừa nhận, dự án này chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường, nhưng phải sau khi báo cáo tác động mới biết cụ thể. Ngoài ra, cũng cần có sự thẩm định của các bộ, ngành liên quan mới có thể khẳng định chắc chắn tác động của nó tới môi trường, sinh thái hay không.

Chính vì lẽ đó, việc dư luận quan tâm tới dự án tỷ đô dọc sông Hồng là chính đáng. Tuy nhiên, một lần nữa ông Tự nhấn mạnh, “dự án này đây mới chỉ là ý tưởng”.

Trước đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa có văn bản trình Thủ tướng phê duyệt Dự án Giao thông đường thuỷ xuyên Á và thuỷ điện trên sông Hồng. Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn ThaiGroup (trước là Tập đoàn Xuân Thành, do ông Nguyễn Đức Thụy làm Chủ tịch HĐQT), đề xuất việc tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện.

Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới trên 1,1 tỷ USD (khoảng 24.500 tỷ đồng). Trong đó, chi phí xây dựng là 8.207 tỷ đồng, chi phí thiết bị 4.558 tỷ đồng, chi phí bồi thường tái định cư 1.230 tỷ và dự phòng khoảng 6.549 tỷ đồng… Đáng nói, dự án này được chủ đầu tư đề xuất thực hiện theo dạng hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh). Để đảm bảo mục tiêu giao thông quy mô lớn, chủ đầu tư đề xuất sẽ xây dựng 6 đập thuỷ điện và âu tàu, tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN