Hết thời hoàng kim, đại gia miền Tây ngụp lặn trong thua lỗ

Giá cổ phiếu ở mức “trà đá” và bị kiểm soát đặc biệt, thủy sản An Giang tiếp tục lỗ đậm trong 6 tháng đầu năm 2018.

Được thành lập năm 2001 và từng là một điểm sáng trong ngành thủy sản với doanh thu ngàn tỷ và lợi nhuận ổn định, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish, HOSE: AGF) bỗng dưng làm ăn sa sút từ năm 2015 rồi rơi vào tay của Thủy sản Hùng Vương (HVG) và rơi vào cảnh bết bát.

Hết thời hoàng kim, đại gia miền Tây ngụp lặn trong thua lỗ - 1

Agifish từng là một “ông lớn” trong ngành xuất khẩu thủy sản

Trong thời kì hoàng kim của mình vào năm 2007, Agifish từng là một trong những công ty có lượng xuất khẩu cá tra lớn nhất sang thị trường châu Âu và Mỹ. Giá cổ phiếu của Agifish đã có lúc ở mức 155.000 đồng/cổ phiếu (tháng 3/2007). Nhưng hiện nay, AGF chỉ đang giao dịch ở mức giá của một ly trà đá.

Theo báo cáo tài chính bán niên 2018 (30/9/2017-31/3/2018) mới công bố, Agifish ghi nhận khoản lỗ trong kỳ lên tới 165,6 tỷ đồng, trong đó riêng quý II đã lỗ hơn 70 tỷ đồng. Doanh thu trong kỳ của công ty đạt hơn 809 tỷ đồng, giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.

Giá nguyên liệu tăng cao dẫn đến giá vốn hàng bán tăng, Agifish lỗ gộp gần 81 tỷ đồng, trong khi đó năm ngoái vẫn có lãi gộp hơn 100 tỷ đồng. Các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp dù đã được tiết giảm nhưng Agifish vẫn chịu lỗ thuần hơn 156 tỷ đồng. Kết quả này khiến Agifish ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới 258 tỷ đồng. 

Thậm chí, Agifish còn có thể lỗ thêm 97 tỷ đồng khi kiểm toán viên cho rằng công ty chưa trích lập dự phòng cho khoản phải thu ngắn hạn khó đòi khi lập báo cáo tài chính mới đây. Điều này khiến công ty đứng trước hoài nghi về khả năng hoạt động liên tục. Năm 2017, Thủy sản An Giang đã lỗ ròng hơn 187 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm niên độ kinh doanh 2018, Agifish đã ghi nhận khoản lỗ bằng gần cả năm ngoái. 

Hết thời hoàng kim, đại gia miền Tây ngụp lặn trong thua lỗ - 2

Diễn biến giá cổ phiếu AGF. Nguồn hsx.vn.

Nợ phải trả của công ty này tính đến 31/3/2018 là 1.039 tỷ đồng,  trong đó nợ ngắn hạn là 1.014 tỷ đồng, chiếm gần 98%. Vốn chủ sở hữu giảm mạnh chỉ còn 436 tỷ đồng. 

Nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh tồi tệ của thủy sản An Giang được cho là công ty này đang gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu thiếu hụt và giá tăng cao. Trong khi đó nguồn vốn vay của Agifish bị thắt chặt, áp lực vay nợ tài chính và sự cạnh tranh từ các thị trường xuất khẩu. 

Tuy nhiên, nhìn vào tình hình chung của ngành thủy sản thì Agifish cho thấy mình đang “lội ngược”. Trong Quý I, ngành thủy sản đã tăng trưởng 4,8% so với cùng kỳ nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản và giá cá tra giữ ở mức cao do thiếu hụt nguồn cung. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Bộ NNPNNT, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản 4 tháng đầu năm 2018 đạt 2.446 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. 

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu AGF đang nằm trong diện kiểm soát đặc biệt và đang giao dịch quanh ngưỡng 3.000 – 4.000 đồng/cổ phiếu. 

Gia đình ông Hồ Hùng Anh mất 10.000 tỷ chỉ trong hơn một tháng

Giá cổ phiểu TCB liên tục sụt giảm từ khi niêm yết khiến tài sản gia đình ông Hồ Hùng Anh “bay” chục ngàn tỷ trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN