Cẩn thận với cơn đau tim khi xem U22 VN đá chung kết, bạn cần biết những dấu hiệu này

Sự kiện: Bệnh tim mạch

Các chuyên gia cảnh báo người hâm mộ bóng đá về sự nguy hiểm có thể đối mặt do những cảm xúc phấn khích, hồi hộp quá độ trong khi theo dõi trận thi đấu trực tiếp trận chung kết giữa Việt Nam và Indonesia.

19h00 tối nay (10/12), ĐT U22 Việt Nam sẽ ra quân ở trận đấu cuối cùng của SEA Games 30 tranh huy chương vàng với U22 Indonesia.

Trong tất cả các trận đấu của đội tuyển U22 Việt Nam đã trải qua, không ít khán giả có cảm giác đau tim, ngộp thở trước chiến thắng của các học trò ông Park Hang-seo và các cầu thủ U22 Việt Nam.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo, người hâm mộ bóng đá về sự nguy hiểm có thể đối mặt do những cảm xúc phấn khích, hồi hộp quá độ trong khi theo dõi trận thi đấu trực tiếp giữa Việt Nam và Indonesia.

BS La Đức Cương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, người mắc bệnh tim mạch dễ bị nhồi máu cơ tim, đột tử khi xem bóng đá. Đặc biệt là trong những trận kích tính.

Bình thường người bị bệnh tim đã phải ăn ngủ sinh hoạt rất điều độ chứ chưa nói là thức khuya xem bóng đá. Không những thế, người bị bệnh tim còn dễ đối mặt những cảm xúc trong trận đấu. Do đó, người bị bệnh tim cần “dè chừng” khi xem bóng đá. Người bị bệnh tim mạch nên ngừng xem bóng đá khi cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, tránh để quá sức.

Ngoài ra, những người hay chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, trống ngực… đo huyết áp thấy cao hơn bình thường cũng không nên xem bóng đá. Người có tiền sử huyết áp nên dè chừng khi xem bóng đá bởi họ có thể đối mặt với cơn tăng huyết áp do những cảm xúc phấn khích, hồi hộp.

Giáo sư Phạm Gia Khải – Nguyên viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam – Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam cũng khuyến cáo những người có bệnh tim mạch cần cảnh giá khi xem bóng đá.

Theo Giáo sư Phạm Gia Khải những dấu hiệu nhận biết cơn đau tim để mọi người biết cách phòng tránh.

Đau thắt ngực

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim đó là cảm giác đau thắt ngực kéo dài hoặc ngắn nhưng tái phát nhiều lần, lan lên vai, ra cánh tay, sau lưng, hàm, bệnh nhân mệt nhiều, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn. Có trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng gì người ta gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng. Tuy nhiên, khi khám bác sĩ thấy men tim có tăng.

Biến chứng nguy hiểm nhất của nhồi máu cơ tim là vỡ tim - hiện tượng thường thấy ở người nhồi máu cơ tim rộng, đau thắt ngực nhiều, có thể vỡ tim sớm hoặc trong 10 ngày đầu.

Hồi hộp, trống ngực đập liên hồi

Hồi hộp, trống ngực đập liên hồi là những triệu chứng của rối loạn nhịp tim.

Bước hụt, ngất xỉu, tim đập không đều

Đây cũng là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim cảm giác nhịp tim không đều, bước hụt, hoặc ngất xỉu, tim đập chậm, đều, hoặc không đều.

Khó thở, thở gắng sức

Nếu thấy khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi, phù chân, cả buổi sáng lúc mới ngủ dậy, hồi hộp, trống ngực cũng là dấu hiệu của cơn đau tim sắp đến.

Hay mệt, da, ngón tay chân, tím tái

Những người hay mệt, tím da và niêm mạc, các ngón tay và chân bị khum và tím cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim.

Huyết áp cao hơn bình thường rõ rệt

Những người hay chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, trống ngực… đo huyết áp thấy cao hơn bình thường rõ rệt cũng là dấu hiệu của bệnh.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những dấu hiệu ban đầu. Bên cạnh đó, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, người bệnh không nên cảm thấy e ngại, thay vào đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm các xét nghiệm và nhận được sự tư vấn đúng đắn từ các chuyên gia.

Nguồn: [Link nguồn]

Đột tử vì đau tim khi xem trực tiếp bóng đá là có thật

Đau tim có thể xảy ra trong khi xem bóng đá hoặc khi quá thất vọng về bàn thua của đội nhà. Vì vậy, với mọi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tim mạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN