Bác sĩ giải mã tác dụng "thần thánh" của thuốc xịt giảm đau cho các cầu thủ

Sự kiện: Sống khỏe

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ (BS chuyên khoa y học thể thao -Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc Gia Hà Nội) sẽ giải mã điều này.

Chứng kiến các cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam và đội tuyển bóng đá nam lăn xả trong SEA Games 30 vừa qua, không ít người khâm phục ý chí và quyết tâm của các cầu thủ. Mặc dù bị đau nhưng họ vẫn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo.

Các cầu thủ bóng đá bị va chạm rất đau đớn

Các cầu thủ bóng đá bị va chạm rất đau đớn

Mặc dù bị đau nhưng họ vẫn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo

Mặc dù bị đau nhưng họ vẫn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo

Trong các trận đấu đó, nhiều người thắc mắc, tại sao khi các cầu thủ bóng đá bị va chạm đau đớn như vậy nhưng nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc xịt vào chỗ bị thương là các cầu thủ đứng lên tiếp tục thi đấu.

Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ (BS chuyên khoa y học thể thao -Trung tâm Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc Gia Hà Nội ) sẽ giải mã điều này.

BS Thuỷ chăm sóc vết thương cho các cầu thủ. 

BS Thuỷ chăm sóc vết thương cho các cầu thủ. 

BS Thủy cho biết, bản thân ông từng gắn bó với ĐTQG đã tận mắt chứng kiến không ít ca chấn thương theo các mức độ khác nhau. Chấn thương trong hoạt động thể thao là bình thường. Riêng với bóng đá, khi có tính đối kháng cao, va chạm, va đập nhiều thì rõ ràng mức độ chấn thương sẽ ở tỉ lệ cao hơn. Các cầu thủ trên sân luôn luôn phải hoạt động thể lực với cường độ cao và thời gian kéo dài như thế hẳn nhiên chấn thương là điều khó tránh khỏi.

Do đó, khi các vận động viên (VĐV) gặp chấn thương dẫn đến bị đau, tùy mức độ tổn thương sẽ có những biện pháp xử trí khác nhau.

Với những trường hợp VĐV bị chấn thương, đầu tiên các bác sĩ phải đánh giá thật nhanh tình trạng và mức độ tổn thương của VĐV ở mức độ nào. “Đối với vết thương sưng đau, bầm tím, không chảy máu (không phải vết thương hở), không gãy xương, tổn thương gân, cơ, dây chằng nhẹ…, ở mức độ cầu thủ vẫn có thể chịu đựng mà không gây ảnh hưởng nhiều về sau thì chúng tôi có thể dùng bình xịt lạnh giảm đau ngay tại chỗ”, BS Thủy cho hay.

Bác sĩ giải mã tác dụng "thần thánh" của thuốc xịt giảm đau cho các cầu thủ - 4

Sau khi xịt, cầu thủ sẽ cảm thấy giảm đau khá nhiều và có thể tiếp tục tham gia thi đấu”. Thành phần chính của các bình xịt lạnh mà chúng ta vẫn thường thấy các BS xịt cho các VĐV khi họ bị đau do chấn thương, đó là: Cloroethane hoặc monochloroethane, thường được biết đến với tên cũ ethyl clorua, có công thức hóa học là C2H5Cl.

Với nhiều loại và hãng sản xuất khác nhau, họ có thể cho thêm các chất giảm đau, tinh dầu, menthol... hay các phụ gia khác. Các chất này có tác dụng làm lạnh, giảm đau cục bộ tức thời do chất Etyl clorua là chất có nhiệt độ sôi chỉ hơn 12 độ C.

Do đó, khi xịt lên chỗ bị thương (có nhiệt độ khoảng 37 độ C) sẽ làm cho etyl clorua sôi và bay hơi ngay lập tức, mang theo nhiệt tại vị trí đó rất nhanh và mạnh, làm cho da bị đông lạnh cục bộ và tê cứng đi. Dây thần kinh cảm giác sẽ không truyền được cảm giác đau lên não bộ nữa và cầu thủ thấy hết đau.

BS Thủy khuyến cáo mọi người không nên quá lạm dụng bình xịt lạnh

BS Thủy khuyến cáo mọi người không nên quá lạm dụng bình xịt lạnh

Khi những tổ chức bị tổn thương, có thể gây đứt các mạch máu tại đó (mọi người vẫn hay gọi là “chảy máu trong”). Vì làm lạnh đột ngột như vậy, nó sẽ làm co mạch ngoại vi, giúp cầm máu, hạn chế sưng khá nhiều.

“Bình xịt này không phải “thần thánh” như mọi người vẫn nghĩ. Nó chỉ có tác dụng làm lạnh, giảm đau cục bộ ngay lập tức, nó ức chế cơn đau, giảm đau tạm thời, giảm sưng chứ không có tác dụng chữa trị vết thương. Nên sau trận đấu, chúng tôi sẽ khám và đánh giá tổn thương lại. Từ đó sẽ đưa ra chẩn đoán xác định, tiên lượng và phác đồ điều trị cho tình trạng hiện tại của VĐV, sao cho VĐV có thể khỏi nhanh nhất và tốt nhất”, BS Thủy nhấn mạnh.

BS Thủy khuyến cáo mọi người không nên quá lạm dụng bình xịt lạnh này. Vì nhiều khi nó làm đánh lừa cảm giác mỗi khi bị chấn thương. Bởi lẽ, đau là cảm giác có lợi cho cơ thể. Nó là sự báo hiệu cho chúng ta biết để tránh, không cho các vết thương đó nặng nề thêm. Tốt nhất mọi người nên hỏi và được các chuyên gia về lĩnh vực này hay bác sĩ thể thao tư vấn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: [Link nguồn]

10 món ngon nhưng lại là ”sát thủ” bệnh tim, tuyệt đối dè chừng khi ăn

Nếu thực phẩm hằng ngày có nhiều muối (natri), chất béo bão hòa và cholesterol sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN