Vụ bé gái tử vong sau tiêm vắc xin ở Đồng Tháp: Nghi sặc sữa

Bé gái 2,5 tuổi (Tháp Mười, Đồng Tháp) sau tiêm vắc xin BCG, Quinvaxem mũi 1 và uống OPV tử vong cách đây 2 ngày. Bộ Y tế kết luận, trẻ tử vong có thể do sặc sữa.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bé gái 2,5 tháng tuổi tiêm vắc xin BCG, Quinvaxem và uống OPV lúc 8 giờ ngày 7/7/ tại Trạm Y tế xã.

Cán bộ tiêm chủng đã thực hiện đúng các quy định về thực hành tiêm chủng như tư vấn, khám phân loại, vắc xin được bảo quản đúng quy định..., sau tiêm trẻ được theo dõi 30 phút tại Trạm y tế và không có biểu hiện bất thường, được tư vấn cách theo dõi và chăm sóc tại nhà trong vòng 24 giờ sau tiêm, sau đó được gia đình đưa về nhà.

Đến khoảng 14 giờ ngày 7/7, bé gái sốt và đưa đến trạm y tế xã được điều trị hạ sốt đến 16 giờ trẻ hết sốt được cho về nhà theo dõi. Đến khoảng 1 giờ 10 phút sáng ngày 8/7 trẻ được đưa đến Trạm y tế trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở.

Ngay sau khi xảy ra sự việc trên, Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đã điều tra toàn bộ quy trình tiêm chủng, bảo quản vắc xin.... Đồng thời, đơn vị kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Đồng Tháp đã giám định pháp y.

Vụ bé gái tử vong sau tiêm vắc xin ở Đồng Tháp: Nghi sặc sữa - 1

Trường hợp trẻ tử vong sau tiêm ở Quảng Trị tháng 7/2014

Ngày 8/7, Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc- xin, sinh phẩm y tế tỉnh Đồng Tháp đã họp với sự tham gia của Lãnh đạo Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Bệnh Viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi phân tích, đánh giá theo từng nhóm nguyên nhân có thể xảy ra và kết quả khám nghiệm tử thi, Hội đồng thống nhất kết luận ban đầu như sau: nghĩ đến tử vong có thể do sặc sữa, không có bằng chứng tử vong có liên quan đến vắc xin và tiêm chủng. Hội đồng tư vấn chuyên môn sẽ tiếp tục họp để xem xét và có kết luận chính thức sau khi có kết quả giám định về vi thể.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, khi sử dụng vắc-xin có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác nhau. Việc xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nói trên là đáng tiếc. Tuy nhiên, việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo D.Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN