Uống nước lá tía tô theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây là 3 thời điểm tốt nhất nên uống để phát huy hết công dụng

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Các chất dinh dưỡng có trong tía tô có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não của con người, cải thiện trí nhớ và duy trì thị lực khỏe mạnh...

Từ lâu, lá tía tô đã được người dân sử dụng như một phương pháp tự nhiên để chữa bệnh không cần dùng thuốc. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tía tô là loại gia vị quen thuộc đối với người Việt và cũng là một vị thuốc quý trong Đông y.

3 lợi ích tuyệt vời khi bạn uống nước lá tía tô đúng cách

Nên uống nước lá tía tô trước mỗi bữa ăn 10-30 phút. Ảnh minh họa

Nên uống nước lá tía tô trước mỗi bữa ăn 10-30 phút. Ảnh minh họa

Thúc đẩy tuần hoàn trao đổi chất

Uống nước ngâm lá tía tô thường xuyên có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động của khí và huyết trong cơ thể, tăng nhu cầu nước của cơ thể, cải thiện chu trình trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc và rác thải trong cơ thể.

Không chỉ vậy, còn có tác dụng thanh nhiệt giải phong hàn, chữa cảm mạo ho, giảm đau tức ngực, đầy bụng.

Tốt cho tiêu hóa

Ăn tía tô thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện triệu chứng rối loạn ăn uống rất hiệu quả. Không chỉ vậy, do chất xơ có trong tía tô cũng rất phong phú nên đặc biệt thích hợp với những người hay bị khó tiêu hoặc chức năng tiêu hóa yếu.

Ăn tía tô vào các ngày trong tuần còn có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng cường hấp thu và tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu và các triệu chứng khác.

Bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng 

Tía tô rất giàu vitamin và các khoáng chất khác. Qua đó có tác dụng bồi bổ cơ thể sinh lý tốt hơn, đồng thời giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hay thiếu chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong tía tô có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não của con người, cải thiện trí nhớ và duy trì thị lực khỏe mạnh.

3 thời điểm tốt nhất nên uống nước tía tô

Thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô là trước 3 bữa chính khoảng 10-30 phút. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ khoáng chất trong tía tô tốt nhất, đồng thời giúp thúc đẩy mỡ thừa, giảm cân, làm sáng da.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không uống thay nước lọc. Càng không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.

Tốt nhất, mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô, chia nhỏ từng lần uống.

Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút vì sẽ mất hết dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút vì sẽ mất hết dinh dưỡng. Ảnh minh họa

3 nhóm người không thích hợp dùng nước lá tía tô

Phụ nữ mang thai

Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ.

Người đang bị cảm nóng

Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng kẻo khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.

Người bị dị ứng với tía tô

Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó trước khi sử dụng số lượng lớn bạn nên uống một lượng nhỏ tía tô. Nếu sau 24h không thấy có phản ứng bất thường thì mới nên tiếp tục sử dụng với liều lượng tăng dần. Ngoài ra, cần đảm bảo mua được loại tía tô sạch, không có hóa chất để giữ an toàn cho sức khỏe.

Cách đun lá tía tô để giúp giữ lại nhiều dinh dưỡng

Để đun nước lá tía tô uống hàng ngày, bạn có thể ngâm lá tía tô với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Sau đó đun sôi nước rồi cho lá tía tô vào. Sau 2 phút tắt bếp, để nguội. Cuối cùng cho thêm 3 lát chanh vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần.

Hoặc, bạn cũng có thể đun lá tía tô như sau để chữa cảm lạnh: Lấy 3 lát gừng, 1 vỏ quả quýt rửa sạch, 1 nắm lá tía tô tươi. Cho vào nồi nước, đun sôi, uống ấm.

Cách giải cảm bằng lá tía tô: 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng. Thái nhỏ các nguyên liệu rồi cho vào bát, đập 1 quả trứng gà rồi múc cháo hoa. Trộn đều ăn nóng.

Lưu ý: Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.

Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.

Nguồn: [Link nguồn]

11 bài thuốc từ cây tía tô chữa bệnh thường gặp

Tía tô được xếp vào loại thuốc chữa cảm lạnh phong hàn. Ngoài ra tía tô còn có thêm rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác: Giảm ho, giải độc, trị mẩn ngứa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN