Từ vụ hàng trăm trẻ nhiễm sán lợn: Khi nào người dân nên đi xét nghiệm?

Sự kiện: Sán lợn

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chỉ những bệnh nhân có các dấu hiệu sau mới nên đi xét nghiệm sán lợn.

Liên quan đến hàng nghìn trẻ ở Bắc Ninh được gia đình đưa đi xét nghiệm sán lợn sau khi nghi vấn học sinh mầm non ăn thịt lợn nghi có sán ở trường học, người dân đổ xô đưa con đến bệnh viện để xét nghiệm.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân chỉ nên đi xét nghiệm khi có dấu hiệu bất thường.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (BV Nhi Đồng 1, TP.HCM) khuyến cáo, phụ huynh không cần cho con đi xét nghiệm, bởi vừa tốn tiền lại thêm lo lắng. Hơn nữa, dù kết quả xét nghiệm có dương tính cũng là bình thường chứ không phải bất thường.

Từ vụ hàng trăm trẻ nhiễm sán lợn: Khi nào người dân nên đi xét nghiệm? - 1

BS Khanh khuyến cáo, phụ huynh không cần cho con đi xét nghiệm, bởi vừa tốn tiền lại thêm lo lắng

Theo bác sĩ Khanh, giun sán thì có mặt rất nhiều trong môi trường, như trong đất, trong rau không sạch, trong phân, nước miếng của động vật. Đa phần, giun sán ký sinh trên người vào cơ thể qua đường tiêu hóa hay qua da cũng sẽ di chuyển vào ruột người rồi thải ra môi trường.

Bác sĩ Khanh cũng cho biết, khi giun sán vào cơ thể người sau một thời gian cơ thể người tự thải ra nhưng xét nghiệm vẫn dương tính dù trong người không có, không còn giun sán nào cả. Hơn nữa, xét nghiệm giun sán rất dễ nhầm. Bởi khi xét nghiệm giun sán người, nhưng giun sán này đã hết và lại ra giun sán khác. Vì vậy, có nhiều trẻ xét nghiệm ra giun sán chó mèo, sán lợn,…

“Thông thường, chỉ bệnh nhân có dấu hiệu ký sinh trùng xuất hiện ở da như nổi sần, nổi cục trên da, co giật, hôn mê, yếu liệt chi và bác sĩ điều trị nghi ngờ do ký sinh trùng "chạy nhầm đường" mới cho chỉ định xét nghiệm”, BS Khanh khuyến cáo.

Trong trường hợp ở Bắc Ninh, nếu kết quả có dương tính hay không thì cũng không có giá trị gì bởi mục tiêu xét nghiệm để điều trị không có. Nếu xét nghiệm để xác định có phải nhà trường cho trẻ ăn thịt hay không cũng không có giá trị vì không biết trẻ bị khi nào. Trẻ có thể nhiễm giun sán từ trước khi đi nhà trẻ và nhiễm từ rất nhiều nguồn không chỉ ăn thịt mà có thể nhiễm từ chó, mèo, ăn rau… Vì vậy, trẻ nhỏ hay người lớn không có triệu chứng gì thì không nên xét nghiệm, bởi sẽ làm người dân hoang mang, lo lắng thêm”, bác sĩ Khanh nói.

Theo bác sĩ Khanh, nếu nghi ngờ ăn phải gì đó mà có thể nhiễm giun sán thì người dân nên uống thuốc tẩy giun mà không cần phải lo lắng.

Cục Y tế dự phòng cho biết, nhiễm sán lợn có 2 thể bệnh, với bệnh ấu trùng sán lợn: người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể.

Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

Sự thật về nhiễm sán lợn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Người nhiễm sán thường không có dấu hiệu điển hình, không sốt, nếu để lâu ngày có thể trở nên gầy mòn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sán lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN