Tiêm vắc-xin COVID-19 được không khi tiểu cầu thấp?

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Bạn đọc Phạm Quốc Hiếu (hieu67kt@gmail.com) hỏi: Tôi bị tiểu cầu thấp, xét nghiệm đầu tháng 8-2021 được 87.000 (người bình thường là 150.000-450.000), xin hỏi tôi có tiêm vắc-xin COVID-19 được không? Và có loại thuốc nào uống để đề phòng phản ứng tạo huyết khối hay chảy máu trong người không?

Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Phó trưởng Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) trả lời: Tiểu cầu thấp không phải là chống chỉ định của tiêm vắc-xin COVID-19, bạn vẫn có thể tiêm bình thường. Tuy nhiên, trong một tình huống rất hiếm gặp, đó là nghi ngờ xảy ra biến chứng đông máu do vắc-xin COVID-19, giảm mạnh số lượng tiểu cầu (thường giảm trên 50% so với số lượng tiểu cầu "nền" là số lượng tiểu cầu vốn có của một người trong điều kiện bình thường, trường hợp của bạn tiểu cầu "nền" là 87.000) là một tiêu chuẩn chẩn đoán rất quan trọng.

Tiểu cầu thấp không phải là chống chỉ định của tiêm vắc-xin COVID-19 (Ảnh minh họa từ Internet)

Tiểu cầu thấp không phải là chống chỉ định của tiêm vắc-xin COVID-19 (Ảnh minh họa từ Internet)

Vì vậy, bạn cần chủ động cung cấp ngay thông tin về số lượng tiểu cầu "nền" của mình cho bác sĩ nhằm tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán, tránh nhầm lẫn giữa số lượng tiểu cầu thấp sẵn có của bạn với giảm tiểu cầu cấp tính do biến chứng đông máu sau tiêm vắc-xin gây ra, dẫn đến chẩn đoán sai.

Không có bất kỳ khuyến cáo nào về việc cần phải uống thuốc phòng ngừa phản ứng tạo huyết khối hay chảy máu khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Nguồn: [Link nguồn]

Những ai không được ”tiêm trộn” vắc-xin COVID-19?

Bộ Y tế đã có hướng dẫn chính thức về việc "tiêm trộn" các loại vắc-xin AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Vậy những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hải Yến ghi ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN