Tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn mắc COVID-19, lý giải và lời khuyên đặc biệt từ chuyên gia

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Sở Y tế Hà Nội hôm qua công bố 2 ca mắc COVID-19 sống cùng nhà tại phường Kiến Hưng, Hà Đông. Trong đó 1 ca đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 (nhân viên y tế), người còn lại vừa tiêm mũi 1 ngày 14/9 (ca thợ cắt tóc).

Hôm qua, Sở Y tế Hà Nội công bố 2 ca dương tính sống cùng nhà tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, trong đó 1 bệnh nhân đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 (ca nhân viên y tế) và người còn lại vừa tiêm mũi 1 ngày 14/9 (ca là thợ cắt tóc).

Theo các chuyên gia y tế, người dân vẫn có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Do đó, dù đã tiêm vắc-xin, vẫn cần tuân thủ biện pháp 5K, đặc biệt là sử dụng khẩu trang, không tụ tập đông người và giữ khoảng cách tránh tiếp xúc gần.

Nếu được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, người dân không nên chủ quan, vẫn cần thực hiện biện pháp 5K, đặc biệt là khẩu trang, giữ khoảng cách và không tụ tập đông người.

Nếu được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, người dân không nên chủ quan, vẫn cần thực hiện biện pháp 5K, đặc biệt là khẩu trang, giữ khoảng cách và không tụ tập đông người.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, khẳng định, không có vắc-xin nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Với vắc-xin phòng COVID-19, loại cao nhất cũng chỉ đạt hiệu quả bảo vệ 85-87% khi tiêm đủ 2 mũi. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin cũng tùy theo đáp ứng miễn dịch của từng người.

Hiện nay, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng trong điều kiện cấp bách phòng chống dịch 8 loại vắc-xin COVID-19. Trong đó, vắc-xin AstraZeneca là loại vắc-xin được tiếp nhận nhiều nhất và được tiêm nhiều nhất cho người dân.

Mới đây, Bộ Y tế cho biết theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc-xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22, hiệu lực bảo vệ của vắc-xin đạt 69,2%. Sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần, hiệu lực đạt 55,1%. Sau 6-8 tuần, tỷ lệ này là 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.

Do đó, không phải cứ tiêm vắc-xin là không thể nhiễm bệnh hay không truyền bệnh cho người khác. Đặc biệt khi Việt Nam chưa đạt tỷ lệ tiêm bao phủ 2 mũi vắc-xin cho 70% dân số, chưa đạt miễn dịch cộng đồng, vì thế người đã tiêm đủ liều vẫn có thể bị nhiễm (không triệu chứng hoặc nhẹ), vẫn là nguồn lây cho người khác. Người được tiêm vắc-xin mà nhiễm SARS-CoV-2 đi tới vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể lây lan cho người chưa tiêm vắc-xin và gây bùng phát dịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, cần xác định tiêm 2 mũi vắc-xin là giúp bản thân người đã tiêm nếu chẳng may nhiễm virus SARS-CoV-2 thì có thể có triệu chứng nhẹ, ít bị nặng, giảm nguy cơ tử vong.

Theo Thứ trưởng, các báo cáo khoa học chỉ ra, tỷ lệ tử vong ở những người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin COVID-19 là thấp hơn so với nhóm chưa tiêm hoặc mới được tiêm một mũi. Tuy nhiên, người đã tiêm 2 mũi vẫn có thể nhiễm SARS-CoV-2 và vẫn có thể lây cho người khác. Việc tiêm không đồng nghĩa là họ được tự do đi lại, không thực hiện các khuyến cáo về phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Liên quan đến vấn đề Hà Nội có cấp "thẻ xanh" cho người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin hay không, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết cho đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

Trên thực tế người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin nhưng vẫn bị mắc COVID-19. Vì thế, ông Hoàng Đức Hạnh khuyến cáo người dân đã tiêm 2 mũi vắc-xin không nên chủ quan, vẫn phải tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch.

Việt Nam chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 bao phủ 70% dân số, chưa có miễn dịch cộng đồng, vì thế người đã tiêm đủ liều vẫn có thể bị nhiễm (không triệu chứng hoặc nhẹ), vẫn là nguồn lây cho người khác. Người được tiêm vắc-xin mà nhiễm SARS-CoV-2 đi tới vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể lây lan cho người chưa tiêm vắc-xin và gây bùng phát dịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế phản hồi về đề xuất rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 vắc-xin AstraZeneca

Bộ Y tế vừa có công văn trả lời về khoảng cách tiêm mũi 2 vắc-xin AstraZeneca phòng COVID-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Võ Thu ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN