Sỏi tụy: Nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng và điều trị

Sự kiện: Sống khỏe

Sỏi tụy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng tuyến tụy. Bệnh không được xử lý và điều trị sớm sẽ gây viêm tụy, nguy hiểm hơn có thể gây nguy hại đến tính mạng bệnh nhân

1. Sỏi tụy là gì?

- Khi lượng canxi không được hấp thụ chuyển hóa hết trong cơ thể, chúng tích tụ tại tuyến tụy và hình thành nên sỏi. Sỏi tụy khiến chức năng sản sinh enzyme tiêu hóa của tuyến tụy suy giảm, gây ảnh hưởng tới ruột non và quá trình điều tiết lượng đường trong máu của bệnh nhân.

- Sỏi tụy thường thấy ở những người sử dụng rượu bia trong thời gian dài khiến tụy bị thương tổn nặng nề. Theo thống kê, hàng năm có đến hơn 20% số ca bị sỏi tụy bắt nguồn từ nguyên nhân đã bị viêm tuyến tụy trước đó.

Sỏi tụy: Nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng và điều trị - 1

2. Nguyên nhân gây ra sỏi tụy

Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng có sỏi trong tụy gồm có:

- Do nghiện rượu được xem là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh sỏi tụy.

- Có sỏi mật: Hai bộ phận này nằm liền nhau nên nếu bệnh nhân bị sỏi mật, rất có thể các viên sỏi này sẽ đi qua ống tụy vào trong tuyến tụy.

- Nồng độ canxi trong máu quá cao: Tăng canxi huyết có thể làm suy yếu xương, sỏi thận…

3. Biểu hiện của sỏi tụy

Sỏi tụy biểu hiện ở mỗi bệnh nhân khác nhau, Nếu kích cỡ viên sỏi chưa quá lớn, người bệnh có thể không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu rõ rệt nào. Tuy nhiên nếu tiến triển nặng hơn các triệu chứng điển hình có thể thấy là:

Người bệnh sỏi tụy thường gặp các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng trên

Người bệnh sỏi tụy thường gặp các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng trên

- Đau bụng: Các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng trên là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh. Đau nhẹ vùng trên rốn sau lan ra sau lưng và sẽ nặng dần.

- Tiêu chảy: diễn ra khá thường xuyên nên người bệnh thấy khát nước, khô miệng và mệt mỏi. Phân nhạt màu và xuất hiện váng mỡ, mùi khác thường.

- Sốt: Có thể sốt do đau kèm các giác buồn nôn và nôn mửa.

- Giảm cân: Người bệnh sẽ bị giảm cân ở giai đoạn nặng

- Ngoài ra người bệnh còn có thể bị vàng da, vàng ở mắt, tắc ruột, nhịp tim nhanh….

Triệu chứng sỏi tụy rất giống với một vài những bệnh tiêu hóa khác nên nhiều khi bệnh nhân lơ là chủ quan không đi khám để được phát hiện và điều trị sớm. Chính vì vậy người bệnh khi thấy các triệu chứng trên cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.

4. Bệnh sỏi tụy có nguy hiểm không?

- Làm cơ thể thiếu dinh dưỡng: Sỏi tụy làm cơ thể người bệnh không hấp thu được dinh dưỡng từ những bữa ăn hàng ngày, lâu dần sẽ làm cơ thể bị suy dinh dưỡng. Đây là một trong những biến chứng điển hình của bệnh

- Viêm tụy: Khi sỏi lớn dần sẽ gây tắc ống tụy, gây viêm tụy, từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm như xuất huyết, suy đa tạng, tắc mật, nhiễm trùng ổ bụng…

Sỏi tụy gây biến chứng đái tháo đường.

Sỏi tụy gây biến chứng đái tháo đường.

- Đái tháo đường: Do việc sản xuất insulin của tuyến tụy bị giảm từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 1 ở nhiều bệnh nhân.

- Khó thở, thở gấp: Người bệnh bị khó thở thở gấp do có thể bị thiếu hụt oxy trong mạch máu.

- Ngoài ra, bệnh nhân sỏi tụy khi tiến triển nặng luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Cơ thể yếu đi, tinh thần cũng mệt mỏi sa sút.

5. Chẩn đoán bệnh sỏi tụy

- Xét nghiệm máu: Để xác định bệnh viêm tụy, sỏi

- Chụp X – Quang: Có thể thấy hình ảnh sỏi trong ống tụy

- Siêu âm: Là phương pháp cho kết quả tương đối chính xác.

- Xét nghiệm phân

- Nội soi mật tụy ngược dòng: Giúp đánh giá tình trạng của bệnh

Tốt nhất khi bệnh nhân bị đau bất thường ở vùng trên rốn kéo dài không rõ nguyên nhân, sụt cân và phân bất thường… cần đi khám ngay. Không nên chủ quan để bệnh tiến triển kéo dài có thể gây hậu quả xấu trong quá trình chữa bệnh.

6. Cách điều trị sỏi tụy như thế nào?

- Khi sỏi tụy gây bệnh viêm tụy, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tùy theo thể trạng, nguyên nhân gây bệnh của bệnh nhân:

Có thể sẽ phải nhịn ăn để tuyến tụy có thể phục hồi. Sau đó có thể ăn cháo, súp loãng và dần dần tập ăn chế độ ăn uống bình thường.

Uống thuốc giảm đau để kiểm soát các cơn đau.

Kháng sinh để ngăn ngừa viêm, nhiễm trùng

Truyền tĩnh mạch: Bác sĩ sẽ chỉ định truyền khi cơ thể bị hạn chế ăn uống và có thể bị mất nước.

- Khi bệnh đã được kiểm soát tương đối, bác sĩ có thể có phương án can thiệp để điều trị nguyên nhân gây bệnh:

Nội soi: Đây là phương pháp điều trị phổ biến, được thực hiện từ dạ dày đến ống tụy. Tiến hàng nong ống tụy làm giảm áp lực và giảm đau;

Tán sỏi tụy: Đây là phương pháp tán và kéo sỏi ra khỏi cơ thể. Được thực hiện ở những bệnh nhân có sỏi nhỏ. Khoảng 70% số người bị sỏi tụy giảm hẳn triệu chứng nhờ phương pháp này;

Phẫu thuật Frey: Đây là một biện pháp mới có nhiều ưu điểm như giảm đau hiệu quả, bệnh nhân ít gặp phải các biến chứng sau mổ.

Uống nhiều nước để phòng bệnh sỏi tụy

Uống nhiều nước để phòng bệnh sỏi tụy

7. Phòng ngừa sỏi tụy

- Không uống rượu, bia, thuốc lá

- Uống nhiều nước hơn.

- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, nên ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc trong các bữa ăn hằng ngày.

-Tập thể dục thường xuyên và giảm cân nặng nếu thừa.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhịn tiểu có thể gây nên sỏi thận, vỡ bàng quang, thậm chí tử vong

Thói quen nhịn tiểu có thể mang lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như gây nhiễm trùng tiểu, sỏi thận, suy thận, viêm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo BS Nguyễn Phương Anh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN