Sẽ có khoảng 1 tỉ người bị mù vào năm 2050

Một nghiên cứu gần đây đã dự báo rằng nửa dân số thế giới (gần 5 tỉ người) sẽ bị mắc bệnh tầm nhìn ngắn (cận thị) vào năm 2050.

Trong số đó, khoảng chừng 1/5 (chừng 1 tỉ người) phải đối mặt với nguy cơ mù lòa tăng vọt.

Trong nghiên cứu trên tạp chí Ophthalmology, nếu giữ nguyên tình trạng đối xử với mắt như hiện tại, số người bị mất thị lực do bị cận thị nặng sẽ tăng gấp bảy lần từ năm 2000 đến năm 2050. và cận thị sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây mù vĩnh viễn trên toàn thế giới.

Sẽ có khoảng 1 tỉ người bị mù vào năm 2050 - 1

Ảnh minh họa

Sự gia tăng nhanh chóng số người cận thị toàn cầu do các nguyên nhân từ môi trường (như chế độ chăm sóc cơ thể), lối sống chủ đạo đã thay đổi qua các thế hệ, thời gian ra ngoài giảm xuống và tăng thời gian làm việc, cùng các yếu tố khác.

Các tác giả nghiên cứu cho biết phát hiện này thúc đẩy nhu cầu chăm sóc cho cặp mắt, phát triển các phương pháp chữa trị để kiềm chế sự phát triển chứng cận thị, ngăn ngừa chứng mù lòa ở người.

Chúng ta cần đảm bảo trẻ em được kiểm kê mắt định kỳ hàng năm ở chuyên viên đo mắt hoặc bác sĩ nhãn khoa, để vạch ra các chiến lược phòng ngừa nếu có xuất hiện nguy cơ về mắt. Các chiến lược này có thể bao gồm tăng thời gian hoạt động ngoài trời, giảm thời gian dùng các thiết bị điện tử hay các hoạt động cần liên tục tập trung nhìn gần.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có thể tập trung chú ý nghiên cứu các loại kính, kính áp tròng thiết kế đặc biệt hoặc các phương thuốc về mắt. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM/newsmax)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN