Sau 10 năm, nam thanh niên người Việt có chiều cao thế nào?

Sự kiện: Sống khỏe

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nam thanh niên 18 tuổi đạt 168,1cm, nữ đạt 156,2cm.

Ngày 15/4, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) đã công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019- 2020. Cuộc điều tra này được thực hiện thường kỳ.

Theo kết quả công bố, chiều cao của thanh niên Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ ở nhóm thanh niên nam 18 tuổi. Năm 2020, chiều cao của nhóm nam thanh niên đạt 168,1 cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010 (164,4 cm). Bên cạnh đó, chiều cao của nhóm nữ thanh niên đạt 156,2 cm, trong khi con số này năm 2010 là 154,8 cm.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Kết quả điều tra cũng cho thấy, năng lượng trung bình trong khẩu phần đạt 2023kcal/người/ngày, tăng nhẹ so với mức năng lượng 1925kcal/ người/ngày năm 2010. Cơ cấu sinh năng lượng từ Protein, Lipid, và Glucid (2020) là cân đối theo khuyến nghị cho người Việt Nam (2016).

Tuy nhiên, mức ăn rau quả của người dân còn thấp dù mức này đã tăng bình quân đầu người từ 190,4g rau/người/ngày; 60,9g quả chín/người/ngày (2010) lên thành 231,0g rau/người/ngày; 140,7g quả chín/người/ngày (2020).

Mức tiêu thụ rau quả hiện mới chỉ đạt khoảng 66,4% - 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị của Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành.

Trong khi đó, mức tiêu thụ thịt tăng nhanh; từ 84,0g/người/ngày (là mức tiêu thụ thịt bình quân trên toàn quốc vào năm 2010) tăng lên 136,4g/người/ngày (năm 2020); khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn, ở mức 155,3g/người/ngày (năm 2020).

Mức tiêu thụ gạo có xu hướng giảm và việc sử dụng nước ngọt, thức ăn nhanh tại các trường học ở thành phố có xu hướng tăng.

Cũng theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 19,6% - mức <20% - được xếp vào mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.

Như vậy, tiếp nối kỳ tích giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em <5 tuổi xuống còn 19,9% vào năm 2008 (tức là Việt Nam đã về đích trước 7 năm so với chỉ tiêu mà Mục tiêu Thiên niên kỷ - MDGs - đặt ra đến năm 2015), thì đến nay Việt Nam đang trên đà đạt được Mục tiêu Dinh dưỡng toàn cầu (giảm 40% SDD thấp còi trẻ em đến năm 2025).  Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch giữa các vùng miền về tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi; ở các vùng nông thôn và miền núi tỷ lệ này còn ở mức cao.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng báo động tình trạng béo phì tuổi học đường (5-19 tuổi).

Theo đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi) còn 14,8% (năm 2010 tỷ lệ này là 23,4%). Tuy nhiên, tỉ lệ béo phì, thừa cân gia tăng rất nhanh ở nhóm tuổi này. Theo đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì năm 2010 là 8,5% đã tăng lên thành 19,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau một bữa nhậu, người đàn ông có nguy cơ sống thực vật cả đời

Người bệnh còn bị teo cơ cứng khớp, thể trạng suy kiệt, tổn thương não, hệ tiêu hóa. Men gan tăng gấp 4-5 lần bình thường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN