Phát hiện mới về penicillin hứa hẹn đẩy lùi đại dịch giết người

Sự kiện: Sống khỏe

Sử dụng kính hiển vi lực nguyên tử, giáo sư Simon Foster từ Đại học Sheffield (Anh) giải mã thành công khả năng "đục thủng" vi khuẩn - cách thức hoạt động của penicillin, loại thuốc đã cứu mạng nhiều người suốt gần 1 thế kỷ nay

Theo The Telegraph, việc tìm ra phương thức loại thuốc cơ bản này hoạt động có thể mở "con đường máu'' để giải quyết tình trạng kháng kháng sinh - một trong 10 mối đe dọa hàng đầu về sức khỏe toàn cầu, đang có chiều hướng gia tăng, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo là sẽ giết chết tới 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050.

Công trình mới nêu trên, được tạp chí khoa học PNAS công bố, cho thấy dù penicillin đã có lịch sử gần 1 thế kỷ nhưng cho đến gần đây, vẫn chưa ai biết được loại thuốc này đã giết vi khuẩn bằng cách nào.

Phòng thí nghiệm của nhà khoa học Alexander Fleming - Ảnh: PA

Phòng thí nghiệm của nhà khoa học Alexander Fleming - Ảnh: PA

Lần này, sử dụng kính hiển vi lực nguyên tử, giáo sư Simon Foster và các cộng sự ở Đại học Sheffield đã theo dõi chi tiết sự tương tác giữa vi khuẩn và nấm - thứ đã tạo ra peicillin một cách cực kỳ chi tiết.

Họ phát hiện ra chi tiết gây sốc: thuốc kháng sinh đã dẫn đến việc hình thành các lỗ siêu nhỏ trải dài trên thành tế bào vi khuẩn. Các lỗ này dần dần lớn lên và cuối cùng giết chết vi khuẩn. Họ cũng xác định được một số enzym liên quan đến quá trình "đục lỗ" vi khuẩn này.

"Phát hiện của chúng tôi tập trung vào việc hiểu cách thức hoạt động của các loại kháng sinh hiện có và mang lại con đường mới để phát triển việc điều trị khi đối mặt với "đại dịch" kháng thuốc toàn cầu" - giáo sư Foster tiết lộ.

Penicillin được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1928, khi Alexander Fleming làm việc tại Bệnh viện St Mary ở London - Anh và nghiên cứu về tụ cầu vàng. Sau kỳ nghỉ 2 tuần, ông trở lại và phát hiện một món ăn bị nhiễm nấm mốc nên đã vứt đi, để rồi chứng kiến nấm mốc giết một số vi khuẩn trong chiếc đĩa thí nghiệm có chứa tụ cầu vàng bị vứt chung. Loại nấm mang tên penicillium notatum, sản xuất ra một hóa chất kháng khuẩn hiếm.

Từ năm 1930, một sinh viên của Fleming là ông Cecil George Paine đã sử dụng dung dịch lọc thô từ nấm này để điều trị cho trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mắt nhưng chưa tim được cách sản xuất, tinh chế chất đặc biệt từ loại nấm này.

Đến năm 1941, các nhà khoa học từ Đại học Oxford mới phân lập hợp chất và sản xuất thành công penicillin, tạo ra cuộc cách mạng mới trong điều trị bệnh nhiễm trùng. Thế nhưng, sau gần 1 thế kỷ kể từ khi Fleming tìm ra khả năng của nấm penicillium notatum và suốt 80 năm penicillin được kê đơn, cách thức hoạt động của nó vẫn là câu đố.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng Giám đốc WHO: 'Với gần 50.000 ca tử vong/tuần, đại dịch còn lâu mới kết thúc'

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết đại dịch COVID-19 sẽ chỉ kết thúc khi tất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN