Những sai lầm tai hại khiến người bị đột quỵ não không thể qua khỏi

Sự kiện: Đột quỵ

Trời rét là yếu tố thúc đẩy nhóm bệnh nhân bị đột quỵ, đặc biệt là chảy máu não, bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát.

Chỉ khoảng 10-20% bệnh nhân đến viện sớm

TS.BS Đào Việt Phương, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, với điều trị đột quỵ thời gian là não, điều trị càng sớm bao nhiêu thì tỷ lệ hồi phục càng cao bấy nhiêu.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Phương thống kê chỉ khoảng 10-20% bệnh nhân đến viện sớm. Có bệnh nhân có dấu hiệu khởi đột quỵ từ chủ nhật nhưng đến tận thứ 2 (sau 3 ngày mới vào viện). Đây là điều rất đáng tiếc để bác sĩ có thể có những biện pháp can thiệp hiệu quả. Những trường hợp vào viện muộn như thế không phải hiếm gặp.

Bệnh nhân đột quỵ não nhập viện. 

Bệnh nhân đột quỵ não nhập viện. 

“Chúng tôi mong muốn bệnh nhân đến ngay trong 3 giờ đầu tiên. Đây là điều cực kỳ khó, chỉ có bệnh nhân ở Hà Nội. Vì thế, chỉ khi nhận ra có hiệu đột quỵ, bệnh nhân chỉ cần đến một cơ sở y tế được thực hành điều trị đột quỵ đã là tốt”, bác sĩ Phương chia sẻ.

Theo bác sĩ có nhiều yếu tố cản trở việc bệnh nhân đột quỵ đến viện sớm.

Thứ nhất là do người bệnh, người nhà không nhận thức những dấu hiệu của đột quỵ. Cộng đồng chỉ cần nắm những dấu hiệu cơ bản, đơn giản như bỗng dưng yếu liệt tay chân một bên, liệt mặt, có thể nói ngọng, nói khó hoặc mất hẳn ngôn ngữ, mất thị lực một bên, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.

Thứ hai là nhiều người dân Việt vẫn còn cho rằng bệnh nhân bị đột quỵ phải nằm một chỗ, không di chuyển. Những trường hợp này không hiếm gặp, nhiều người nằm mãi không thấy phục hồi mới đến viện thì đã quá muộn.

Thứ 3 là người dân chưa có thói quen gọi hỗ trợ bởi nhân viên y tế cấp cứu trước viện. Nhiều trường hợp người nhà tự vận chuyển, tự đưa đi viện đôi khi không cần thiết. Chẳng hạn: Bệnh nhân bị nhồi máu não ở Ninh Bình, Hưng Yên có thể vào bệnh viện tỉnh để trong giờ vàng có thể dùng ngay thuốc tiêu sợi huyết thay vì chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bạch Mai làm lỡ mất thời gian vàng. Người nhà có thể gọi đến hệ thống cấp cứu trước viện để được tư vấn phù hợp.

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ não nặng vì rét đậm

Cũng theo BS Phương, những ngày giá rét vừa qua số lượng bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm từ 35-40 bệnh nhân mỗi ngày. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân nặng tăng lên, đặc biệt là tăng ở nhóm chảy máu não khoảng 10-20%.

“Đột quỵ liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó thời tiết là một phần. Trời rét là yếu tố thúc đẩy nhóm bệnh nhân bị đột quỵ, đặc biệt là chảy máu não, bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát”, bác sĩ Phương cho biết.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một số yếu tố như chế độ ăn (trời rét có xu hướng ăn mặn hơn, ăn nhiều chất mỡ hơn), giảm vận động... Nguy hiểm nhất là trời rét bệnh nhân bị gián đoạn điều trị huyết áp hằng ngày, hết thuốc ngại không đi khám, quên uống thuốc.

Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh là yếu tố không tốt với người già và cả người trẻ.

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não, chảy máu não). Máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Phần nào của não bị chết thì phần phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc không nói được, hoặc hôn mê...

Nguồn: [Link nguồn]

Từ vụ ca sĩ Vân Quang Long qua đời vì đột quỵ: Nguyên nhân nào dẫn đến đột quỵ ở người trẻ?

Khi bệnh nhân bị đột quỵ não, các triệu chứng sẽ xảy ra ngay lập tức sau vài phút hoặc sau vài giờ với nhiều dấu hiệu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN