Những món ăn giúp tăng hoặc giảm 1/3 nguy cơ ung thư phổi

Sự kiện: Ung thư

Một nghiên cứu dựa trên hơn 500.000 người của các nhà khoa học Ý cho thấy hai chế độ ăn ăn phổ biến và đối lập có thể làm tăng 39% hoặc giảm 35% nguy cơ ung thư phổi.

Công bố các kết quả trên tạp chí Nutrients, nhóm tác giả đến từ Đại học Perugia và Đại học Bách khoa vùng Marche (Ý) cho biết nguy cơ ung thư phổi có liên quan mạnh mẽ đến chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải và chế độ ăn kiểu phương Tây.

Kiểu ăn Địa Trung Hải có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư - Ảnh minh họa từ Internet

Kiểu ăn Địa Trung Hải có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư - Ảnh minh họa từ Internet

Từ lâu, người ta cho rằng cách ăn uống có thể tác động mạnh mẽ đến các dạng ung thư. 

Ung thư phổi là một trong các dạng ung thư phổ biến nhất, nhưng thường người ta quan tâm hơn đến các yếu tố nguy cơ liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp, ví dụ nhưng thói quen hút thuốc.

Nhưng các nhà nghiên cứu ý chỉ ra mối nguy cho hai lá phổi cũng có thể đến từ thức ăn.

Chế độ ăn Địa Trung Hải, được ca ngợi là thứ giúp người dân các nước quanh khu vực như Tây Ban Nha, Ý… có sức khỏe và tuổi thọ cao, chủ yếu tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt, cá dầu, đậu, hạt, sữa, trứng, dầu ô liu; dồi dào và đa dạng các loại rau củ, trái cây….

Trong khi đó, "chế độ ăn kiểu phương Tây" chỉ thói quen ăn uống của các vùng khác ở Âu - Mỹ, nơi người dân chuộng thịt đỏ, thịt chế biến sẵn (xúc xích, jambon, các loại giò chả nói chung…), nhiều chất béo bão hòa và đồ ngọt, ngũ cốc tinh chế, thức ăn nhanh và ăn liền các loại.

Các tác giả đã phân tích bộ dữ liệu khổng lồ gồm 505.665 cá nhân tham gia các nghiên cứu đoàn hệ, 6.011 người tham gia nghiên cứu bệnh chứng, cùng 8.263 trường hợp đối chứng khác.

Kết quả cho thấy người ăn kiểu Địa Trung Hải nói chung sẽ giảm được 35% nguy cơ ung thư phổi, trong khi người ăn kiểu phương Tây tăng 39% nguy cơ ung thư phổi.

Rủi ro về dạng ung thư này đặc biệt cao ở các cá nhân vừa theo chế độ ăn kiểu phương Tây, vừa hút thuốc.

Nguyên nhân được xác định là hàm lượng sắt heme và chất béo bão hòa cao trong thịt đỏ và thịt chế biến làm tăng tổn thương DNA, từ đó kích hoạt ung thư phổi - và có thể là các dạng ung thư phổi.

Việc dùng ngũ cốc tinh chế (gạo trắng; bánh mì, mì, nui trắng thông thường…) cũng làm giảm hàm lượng chất xơ tiêu thụ trong ngày so với người dùng ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt; bánh mì, nui màu nâu; yến mạch…). Trong khi đó, ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa ung thư phổi.

Chất chống oxy hóa dồi dào khi ăn kiểu Địa Trung Hải - vốn từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ - cũng giúp giảm stress oxy hóa gây tổn hại các tế bào, từ đó ngăn ngừa ung thư.

Nguồn: [Link nguồn]

9 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi cần biết

Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Gần đây, bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn. Vậy dấu hiệu sớm của căn bệnh này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN