Những điều cần biết để trẻ được an toàn khi đi máy bay

Sự kiện: Sống khỏe

Sau khi lên máy bay, bé gái 2 tháng tuổi tỏ ra khó chịu và liên tục quấy khóc. Sau đó, dù được nhân viên y tế trên máy bay cố gắng hồi sức cấp cứu nhưng bé đã không qua khỏi.

Những điều cần biết để trẻ được an toàn khi đi máy bay - 1

Ảnh minh hoạ: Internet

Mới đây, một cặp vợ chồng trẻ người Arab Saudi đã đưa theo con gái 2 tháng tuổi của mình lên chuyến bay từ Malaysia tới Australia để bắt đầu cuộc sống mới.

Tuy nhiên, sau khi lên máy bay, cô bé tỏ ra khó chịu và liên tục quấy khóc. Sau đó, dù được nhân viên y tế trên máy bay cố gắng hồi sức cấp cứu nhưng bé đã không qua khỏi.

Dù chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé gái này nhưng theo các bác sỹ, cha mẹ nên biết những điều sau đây để trẻ đi máy bay được an toàn.

Theo BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng (TP HCM), khi đi máy bay, một số người sẽ cảm thấy khó chịu, ù tai là do hệ thống vòi nhĩ bị tắc lại gây áp lực lên màng nhĩ khi có sự thay đổi áp suất, đặc biệt là khi máy bay cất, hạ cánh.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nguy cơ này càng dễ xảy ra do trẻ còn nhỏ, hệ thống vòi nhĩ, tuyến lệ, mũi… chưa hoàn thiện nên dễ bị tắc gây đau khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, thậm chí khóc ré lên.

Khi bị đau, nếu là người lớn hoặc trẻ lớn, có thể làm động tác nuốt xuống hoặc nhai kẹo cao su để làm thông suốt các hệ thống nói trên. Thế nhưng, đối với một đứa trẻ sơ sinh vài tháng tuổi, chúng chưa thể tự làm được việc này.

Những điều cần biết để trẻ được an toàn khi đi máy bay - 2

Ảnh minh hoạ: Internet

Bên cạnh việc hay bị ù tai, một số trẻ cũng có thể bị say máy bay dẫn đến tình trạng nôn ói trên máy bay. Khi bị mệt, trẻ lại thường hay bỏ bú hoặc chán ăn khiến cơ thể bị mất sức gây lả hoặc ốm sau khi xuống máy bay.

Theo các bác sĩ, bố mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đi máy bay, nhất là những chặng bay kéo dài vì khi ấy, trẻ còn nhỏ, sức đề kháng yếu, nếu không kịp thích nghi với sự chênh lệch áp suất khi lên cao, trẻ rất dễ bị ốm.

Trong trường hợp thật sự cần thiết, trẻ dưới 6 tháng tuổi buộc phải đi máy bay cùng bố mẹ, nên cho bé đi khám sức khỏe để đảm bảo trẻ thích ứng được với những tác động khi đi máy bay.

Với những trẻ mắc các bệnh lý đặc biệt (bị bệnh bẩm sinh, suy hô hấp, sinh non, trọng lượng không đảm bảo hoặc phải sống phụ thuộc các thiết bị hỗ trợ…) nếu muốn di chuyển bằng máy bay, bố mẹ cần báo cho nhân viên các hãng hàng không biết để có những hỗ trợ cụ thể.

Bạn có thể xem tivi hay đọc báo nếu điện thoại hết pin khi bay một mình. Nhưng khi đi với con trẻ, hãy sạc đầy pin cho tất cả sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, Ipad… Những thứ này không những cần thiết cho bạn mà còn có thể hấp dẫn trẻ khiến chúng quên đi những khó chịu trên máy bay.

Những điều cần biết để trẻ được an toàn khi đi máy bay - 3

Ảnh minh hoạ: Internet

Lời khuyên khi đi máy bay với trẻ nhỏ:

Mang nhiều đồ cần thiết

Mang nhiều đồ ăn nhẹ, sữa, đồ chơi và đặc biệt là tã, thật nhiều tã! Dù hành lý nặng hơn bình thường nhưng chúng sẽ rất cần thiết khi chuyến bay bị hoãn, kéo dài hay gặp sự cố. 

Trả thêm phí chỗ để chân

Chỗ để chân gần như là thứ cần thiết nhất nếu bạn phải bế trẻ trong lòng suốt chuyến bay. Không gian trống bên dưới còn tiện ích cho việc đặt túi đựng tã, sữa và vật dụng cần cho trẻ.

Tuy nhiên, nên mua thêm ghế riêng nếu trẻ đã trên 2 tuổi và chuyến bay kéo dài.

Sạc đầy pin cho đồ điện tử

Bạn có thể xem tivi hay đọc báo nếu điện thoại hết pin khi bay một mình. Nhưng khi đi với con trẻ, hãy sạc đầy pin cho tất cả sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, Ipad… Những thứ này không những cần thiết cho bạn mà còn có thể hấp dẫn trẻ khiến chúng quên đi những khó chịu trên máy bay.

Những điều cần biết để trẻ được an toàn khi đi máy bay - 4

 Ảnh minh hoạ: Internet

Đến cửa kiểm tra an ninh sớm

Mỗi sân bay có những cách kiểm tra khác nhau với hành lý. Có những nơi kiểm tra từng chai sữa hay từng gói đồ ăn của trẻ, thậm chí còn không cho phép bạn mang theo lên máy bay. Dành thời gian tới sớm và có những phương án dự phòng.

Tới ngay khu vực gắn thẻ cho xe nôi

Sau khi qua cửa kiểm tra hành lý, tới ngay cửa vào và gắn thẻ cho xe nôi. Loại xe nôi to, không gấp lại được thường bị coi như đồ gửi, nên để tránh rắc rối bạn nên mang theo loại nhỏ và gấp lại được. Lúc này, hãy để cho trẻ chơi đùa nhiều để chúng có thể ngủ dễ dàng khi máy bay cất cánh.

Không phải lên máy bay đầu tiên

Sau khách hạng nhất, gia đình thường được cho phép lên máy bay trước cả đoàn. Điều này có ích cho bạn vì sẽ có nhiều thời gian ổn định cho cả đoàn bay. Tuy nhiên, nếu trẻ quá nhạy cảm và lo lắng, bạn không nên lên máy bay trước và bắt trẻ đợi nhiều người khác trong không gian chật hẹp. Chọn lên máy bay đầu tiên hoặc cuối cùng tùy vào tính cách con trẻ.

Cho trẻ uống nước hoặc sữa lúc cất và hạ cánh

Những thời điểm này thường gây ù tai và sẽ khiến trẻ nhỏ hoảng sợ. Trước lúc cất cánh hoặc lúc gần hạ cánh, cho trẻ uống sữa hoặc nước lọc để điều chỉnh với áp lực trong máy bay. Ngay cả trong lúc bay, nếu cảm thấy bản thân bị ù tai thì cũng nên lưu ý tới trẻ.

Mắc bệnh gì tuyệt đối không được đi máy bay?

Việc đi lại bằng máy bay hiện nay đã trở nên rất thông dụng. Mặc dù mọi người đều cẩn thận về sức khỏe khi đi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN