Người phụ nữ ở Đồng Nai phát hiện mắc bệnh tiểu đường thừa nhận có thói quen làm việc này!

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bệnh nhân bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên làm việc đến 1 giờ sáng, thức khuya đói bụng, nên ngày nào cũng thèm và ăn bánh ngọt...

Dù không ăn kiêng, không tập thể dục, nhưng chị N.T.M. (44 tuổi, Đồng Nai) đã giảm 10 kg chỉ trong vòng 1 tháng. Nghĩ mình giảm được cân để có vòng eo thon gọn nhưng thời gian này da mặt chị thường xuyên tái nhợt, không khỏe. Đến khi chị rơi vào mê man, chị được người thân đứa tới Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cấp cứu.

Người bệnh đang chọn món ăn theo chế độ dinh dưỡng tiết chế cho người tiểu đường. Ảnh: BVCC

Người bệnh đang chọn món ăn theo chế độ dinh dưỡng tiết chế cho người tiểu đường. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ cho biết, thời điểm nhập viện, đường huyết của người bệnh cao gấp 4 lần, định lượng ceton máu tăng hơn 25 lần bình thường, rối loạn điện giải. Bác sĩ cho biết, bệnh nhân nhiễm toan ceton (tức axit trong máu tăng cao) do tiểu đường nên mê man. Các biến chứng có thể gặp như toan máu nặng, rối loạn điện giải, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, tử vong.

Chị M. được truyền insulin, bù dịch, bù điện giải. Bác sĩ chỉ định xét nghiệm các chức năng gan, thận, tim, phổi, theo dõi đường huyết, tránh tái nhiễm toan ceton, đồng thời xác định type tiểu đường để có phương hướng điều trị lâu dài tốt nhất cho người bệnh.

Bác sĩ Linh cho biết tùy vào tình trạng nhiễm toan ceton nặng hay nhẹ, người bệnh được truyền insulin điều trị tình trạng cấp tính, sau khi đường huyết về ngưỡng an toàn có thể giảm liều. Kết quả xét nghiệm chị Thủy bị tiểu đường type 2, sau khi sức khỏe ổn định chị được sử dụng thuốc uống hạ đường huyết thay vì tiêm insulin.

Vì sao bệnh tiểu đường gây sụt cân nhanh chóng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh, khoa Nội tiết - Đái tháo đường insulin là một loại hormone được sản xuất từ tuyến tụy có vai trò giúp glucose (đường) trong máu đi vào tế bào chuyển hóa thành năng lượng. Người mắc bệnh tiểu đường type 2 khi cơ thể đề kháng insulin, trong khi tiểu đường type 1 cơ thể thiếu hụt insulin, cả hai tình trạng trên kiến cơ thể không vận chuyển glucose vào tế bào để tạo ra năng lượng. Lúc này, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng hoạt động nên tìm cách bù đắp bằng cách đốt cháy chất béo. Tình trạng sụt cân xảy ra nhiều hơn ở người mắc bệnh tiểu đường tupe 1, một số trường hợp có thể gặp ở tiểu đường tupe 2.

Ngoài tình trạng sụt cân nhanh chóng người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng như: mất nước từ trung bình đến nặng, mất cân bằng hormone, yếu cơ bắp, rối loạn điện giải, suy thận, rối loạn ăn uống…

Bác sĩ Linh khuyên người dân nếu có triệu chứng sụt cân không rõ nguyên nhân nên đi khám để được kiểm tra và điều trị sớm, tránh biến chứng, chủ động khám tầm soát bệnh tiểu đường thường xuyên, ít nhất 1 năm/lần. Không nên chờ đến khi có triệu chứng mới đi khám, khi đó có thể bệnh đã đi kèm biến chứng nguy hiểm.

Thói quen xấu khiến bệnh tiểu đường khởi phát

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh, khoa Nội tiết - Đái tháo đường cho biết, trước khi mắc tiểu đường type 2, cơ thể đã chịu đựng một quá trình dài của lối sống sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh. Việc người bệnh khám sức khỏe 5 tháng trước nhưng không phát hiện bị tiểu đường có thể do đang trong tình trạng tiền tiểu đường (đường huyết cao nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường).

Trước khi sụt cân, chị M. thường xuyên làm việc đến 1 giờ sáng, thức khuya đói bụng, lại thèm bánh ngọt, nước ngọt. “Ngày nào tôi cũng ăn đồ ngọt mà không thể giải thích vì sao lại thèm như vậy”, chị M. nhớ lại. Về sau, chị M. ăn không ngon miệng, khát nhiều, uống nước nhiều hơn, sụt cân nhanh chóng.

Nguồn: [Link nguồn]

Bệnh tiểu đường có xu hướng trẻ hoá do nhiều người có thói quen ăn uống không lành mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN