Người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu hiếm gặp sau khi bị đau ở khuỷu tay

Sự kiện: Ung thư

Khi Diane Kindred lần đầu tiên bị đau ở khuỷu tay, cô chưa bao giờ nghĩ đó là do một căn bệnh ung thư chết người gây ra.

Diane Kindred bị đau ở cả 2 khuỷu tay. Ban đầu, cô nghĩ rằng đây là dấu hiệu của tổn thương dây thần kinh nên đã đi trị liệu thông thường. Tuy nhiên, bác sĩ trị liệu khuyên cô nên đi xét nghiệm máu.

Các xét nghiệm máu sâu hơn và sinh thiết tủy xương cho thấy cô bị bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính.

Bệnh bạch cầu lymphoblastic là một loại ung thư máu bắt đầu từ các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho, được tìm thấy trong tủy xương. Mặc dù thường gặp ở những người trẻ tuổi hơn nhưng nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi.

Người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu hiếm gặp sau khi bị đau ở khuỷu tay - 1

May mắn thay cho Diane, căn bệnh ung thư của cô đã được phát hiện ở giai đoạn có thể điều trị được.

Em gái của Diane là người phù hợp để hiến tế bào gốc và Diane đã trải qua ca cấy ghép thành công.

5 năm trôi qua và sau những đợt điều trị tiếp theo, giờ đây cô đã khỏi bệnh ung thư.

Theo NHS, Dịch vụ Y tế Quốc gia (Anh), những triệu chứng của căn bệnh này có thể bao gồm:

- Da tái, nhợt nhạt

- Mệt mỏi

- Khó thở

- Giảm cân mà không rõ nguyên nhân

- Nhiễm trùng thường xuyên

- Có thân nhiệt cao và cảm thấy nóng hoặc run rẩy (sốt)

- Đổ mồ hôi đêm

- Chảy máu bất thường và thường xuyên, chẳng hạn như chảy máu nướu răng hoặc chảy máu cam

- Da dễ bị bầm tím

- Các đốm đỏ hoặc tím trên da

- Đau xương và khớp

- Cảm giác đầy bụng hoặc khó chịu ở bụng

- Các tuyến bị sưng ở cổ, nách hoặc háng và có thể bị đau khi chạm vào

Nguyên nhân bệnh bạch cầu và các yếu tố nguy cơ

Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu. Những người mắc bệnh này có một số nhiễm sắc thể bất thường nhất định, nhưng nhiễm sắc thể đó không gây ra bệnh bạch cầu.

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

- Tiếp xúc với khói thường xuyên

- Tiếp xúc với nhiều bức xạ hoặc một số hóa chất

- Đã xạ trị hoặc hóa trị để điều trị ung thư

- Có tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu

- Có rối loạn di truyền như hội chứng Down.

Nguồn: [Link nguồn]

Đau nhức, nổi nốt vùng lưỡi, người đàn ông đi khám phát hiện ung thư lưỡi

Cách đây khoảng 1 tháng, bệnh nhân thấy xuất hiện khối vùng rìa lưỡi phải, khối u to dần theo thời gian, đau nhức khi ăn uống, kèm theo mệt mỏi và sút cân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo DIỆP NHI (Theo Express) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN