Người phụ nữ bị cùng lúc 2 dạng đột quỵ đặc biệt nguy hiểm

Sự kiện: Đột quỵ

Nhập viện với chẩn đoán bị nhồi máu não bán cầu trái, yếu liệt nửa người. Qua kiểm tra hình ảnh, bác sĩ phát hiện ngoài tình trạng bị nhồi máu não, bệnh nhân còn có nguy cơ vỡ túi phình dẫn đến xuất huyết não.

Ngày 4/3, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ cho biết, vừa tiếp nhận bệnh nhân C.T.M (nữ, 71 tuổi, quê ở An Giang), nhập viện trong tình trạng liệt nửa người bên phải, nói khó, mặt lệch, miệng méo với chẩn đoán ban đầu bị nhồi máu não bán cầu trái.

Bệnh nhân vừa bị hẹp mạch máu (hình bên phải) dẫn tới nhồi máu não vừa bị phình mạch máu (hình bên trái) nguy cơ xuất huyết não

Bệnh nhân vừa bị hẹp mạch máu (hình bên phải) dẫn tới nhồi máu não vừa bị phình mạch máu (hình bên trái) nguy cơ xuất huyết não

BS Nguyễn Đào Nhật Huy – Đơn vị Can thiệp DSA Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cho biết: “Bệnh nhân có tiền sử bị nhồi máu cơ tim đã đặt stent, tăng huyết áp, thiếu máu và bệnh thận mạn giai đoạn 3. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu do nhồi máu cơ tim cũ đặt stent từ tháng 1/2023. Người bệnh bị nhồi máu não là do tình trạng hẹp gốc động mạch cảnh trong bên trái rất nặng, đáp ứng kém với thuốc”.

Triệu chứng của bà M là nhồi máu não. Tuy nhiên, sau khi chụp MRI, các bác sĩ phát hiện thêm tình trạng phình mạch máu dọa vỡ, có thể khiến bệnh nhân tử vong bất kỳ lúc nào.

Theo BS Nhật Huy, kết quả chụp MRI thấy rõ tổn thương hẹp gốc động mạch cảnh trong 2 bên và túi phình đỉnh động mạch thân nền cùng động mạch tiểu não (kích thước 4.5x5mm và 3x3mm). Sau hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định đặt stent kết hợp thả coil cho người bệnh. Tuy nhiên, do bà M cần sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu nên nguy cơ vỡ túi phình đỉnh động mạch thân nền rất cao.

Sau can thiệp bệnh nhân đã qua được nguy kịch, sức khỏe đang bình phục tốt

Sau can thiệp bệnh nhân đã qua được nguy kịch, sức khỏe đang bình phục tốt

“Điểm khó ở bệnh nhân này chính là tổn thương hẹp nặng động mạch cảnh trong bên trái và túi phình xảy ra cùng lúc nên điều trị cần triệt để cho cả 2 vấn đề. Tuy nhiên, túi phình ở người bệnh rất khó can thiệp nội mạch nên phải sử dụng stent hỗ trợ quá trình đặt coil, giúp coil giữ ổn định trong lòng túi phình. Đây là một kỹ thuật khó trong can thiệp nội mạch” – BS Nhật Huy nói.

Các bác sĩ đã nỗ lực can thiệp thành công bít túi phình mạch máu não, đồng thời sử dụng stent che tạm cổ túi phình trong quá trình đặt coils, giúp coils giữ ổn định trong lòng túi phình.

Phương pháp trên được thực hiện thành công giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não. Sau can thiệp, sức khỏe của bệnh nhân đã phục hồi tốt, có thể nói được những từ đơn giản, ăn uống trở lại bình thường.

Nguồn: [Link nguồn]

Trong khi miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm cuối tháng 2, mỗi ngày Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 50 - 55 người bệnh bị đột quỵ, trong số đó khoảng 8% là người trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vân Sơn ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN