Người phụ nữ 30 tuổi ít ăn dầu, muối nhưng lại mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ ra thói quen ăn uống sai lầm

“Bệnh từ miệng mà ra” - Thói quen ăn uống sai lầm sẽ khiến cơ thể bạn dễ mắc bệnh, trong số đó có bệnh tiểu đường.

Chen Rongjian, Giám đốc điều hành của Trung tâm phẫu thuật xâm lấn tối thiểu của Bệnh viện đa khoa Minsheng (Trung Quốc) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp 1 phụ nữ 30 tuổi có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường nên cô rất chú ý giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, khi kiểm tra, kết quả xét nghiệm huyết sắc tố gắn đường đạt 6,3%, đã ở mức tiền đái tháo đường.

Cô tuân thủ chế độ ăn ít dầu mỡ, ít muối, nhưng thói quen này đã khiến bệnh tiểu đường “tìm đến” cô.

Cô gái đã ăn rất nhiều hoa quả trong chế độ ăn vì nghĩ rằng hoa quả không có hại đối với tiểu đường, điều này là sai lầm vì vốn dĩ trong hoa quả cũng rất nhiều đường, mọi người nên ăn 1 cách điều độ, khoa học. Bên cạnh đó, việc ăn kiêng có chủ ý, thiếu hụt chất còn dẫn đến vấn đề bài tiết insulin.

Người phụ nữ 30 tuổi ít ăn dầu, muối nhưng lại mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ ra thói quen ăn uống sai lầm - 1

Bác sĩ kiểm tra chi tiết thì thấy chức năng tuyến tụy vẫn rất tốt, nên cô gái cần điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì thói quen tập thể dục, tình hình sẽ được cải thiện.

Sau 1 tháng ăn uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, huyết sắc tố glycosyl hóa của cô gái giảm từ 7,8% xuống 6,8%, sau ba tháng, nó giảm xuống còn 5,9%.

4 cách để kiểm soát bệnh đái tháo đường:

1. Giảm cân

Giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy, khi giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể bằng những thay đổi trong tập thể dục và chế độ ăn uống thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng giảm khoảng 60%.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo, những người bị tiền tiểu đường nên giảm ít nhất 7% đến 10% trọng lượng cơ thể để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh

2. Tập thể dục nhiều hơn

Có rất nhiều lợi ích cho hoạt động thể chất thường xuyên. Tập thể dục có thể giúp bạn:

- Giảm cân

- Giảm lượng đường trong máu của bạn

- Tăng cường độ nhạy cảm của bạn với insulin - giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn ở mức bình thường

3. Ăn thực phẩm lành mạnh từ thực vật

Ăn thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: trái cây, các loại rau lá xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…

Tránh các loại thực phẩm là "carbohydrate xấu" - nhiều đường nhưng ít chất xơ hoặc chất dinh dưỡng: bánh mì trắng và bánh ngọt, mì ống làm từ bột mì trắng, nước ép trái cây và thực phẩm chế biến có đường.

4. Ăn chất béo lành mạnh

Thực phẩm béo chứa nhiều calo và nên ăn ở mức độ vừa phải. Để giúp giảm và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm nhiều loại thực phẩm có chất béo không bão hòa, được gọi là "chất béo tốt".

Chất béo không bão hòa - cả chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa - thúc đẩy mức cholesterol trong máu khỏe mạnh cũng như sức khỏe tốt cho tim và mạch máu.

Chất béo bão hòa, "chất béo xấu" được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và thịt. Chất béo này nên được hạn chế.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đàn ông tập thể dục hằng ngày để hạ đường huyết, sau nửa năm như thế nào?

Mặc dù việc tập thể dục rất tốt cho người bị tiểu đường nhưng vẫn có những điểm lưu ý cần biết để tránh gây phản tác dụng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆP NHI (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN