Người đàn ông hút gần 100 điếu thuốc mỗi ngày, uống bia thay nước và mắc nhiều loại ung thư

Ông Li (44 tuổi, Trung Quốc) bắt đầu hút thuốc và uống bia từ năm 15 tuổi.

Hút 100 điếu thuốc mỗi ngày và uống bia như nước lọc

Năm 36 tuổi, ông Li được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Ông đã phẫu thuật cắt toàn bộ thanh quản vì ung thư hạ họng, một năm sau, bệnh tái phát và tiến triển thành ung thư vòm họng.

Ông Li đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thực quản tại Bệnh viện Ung thư Chiết Giang (Trung Quốc).

Bị mất thanh quản và thực quản, ông Li không thể nói được, chỉ có thể ăn cơm. Bên cạnh đó, ông cũng phải phẫu thuật cắt dạ dày và không được tiếp tục uống rượu.

Một thời gian sau, ông Li bị di căn hạch cổ, khối u có kích thước từ 4 đến 5 cm. Ông phải kết hợp với xạ trị và hóa trị.

Sau khi xạ trị, may mắn thay, các hạch bạch huyết di căn đã được kiểm soát. Nhưng 2 năm sau, ông Li lại bị di căn hạch ở vùng cổ dưới cùng với di căn phổi.

Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc và uống rượu dễ mắc nhiều bệnh ung thư

Thuốc lá và rượu đều dễ gây ung thư. Những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc và uống rượu dễ mắc nhiều bệnh ung thư, thường trong vòng 5 năm sẽ xuất hiện loại ung thư thứ hai, thậm chí thứ ba. Cũng có trường hợp phát triển liên tiếp tới 4 loại ung thư, bao gồm miệng, họng, thực quản, phổi,…

Uống nhiều rượu trong thời gian ngắn sẽ gây tổn hại cho cơ thể tương tự như uống một lượng nhỏ rượu trong thời gian dài. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng rượu mà mỗi người tiêu thụ mỗi ngày phải ít hơn 15 gram. Bất kể bạn uống loại đồ uống có cồn nào với lượng tiêu thụ vượt quá mức cho phép, nó đều gây hại cho sức khỏe.

Người đàn ông hút gần 100 điếu thuốc mỗi ngày, uống bia thay nước và mắc nhiều loại ung thư - 1

Mỗi điếu thuốc sau khi hút để lại “dấu vết” trên cơ thể

Những người có tiền sử hút thuốc và uống rượu có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn bình thường.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh ung thư vẫn còn tồn tại kể cả sau khi đã bỏ thuốc, bởi mỗi điếu thuốc đi vào cơ thể đều để lại “dấu vết”. Vì vậy, có những người bỏ thuốc 2, 3 năm sau mới phát bệnh.

Hút thuốc, uống rượu và thức khuya đều là những thói quen sinh hoạt không tốt, mọi người cần thay đổi sớm. Nên hình thành thói quen tốt như ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực phẩm có thể gây ung thư vòm họng ”nhanh khủng khiếp”, thèm đến mấy cũng nên hạn chế ăn

Là một trong 10 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất thế giới, ung thư vòm họng đang ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ và trở thành một nỗi ám ảnh đối với mỗi bệnh nhân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Chi (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN