Nghiện thẩm mỹ, người phụ nữ chi cả tỷ đồng làm đẹp bằng 'dao kéo' vẫn chưa hài lòng

Sự kiện: Sống khỏe
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thấy vẻ bề ngoài chưa ưng ý, hơn 3 năm nay, người phụ nữ ở Long Biên, Hà Nội đã chi số tiền lên đến tỷ đồng liên tục đi phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện nhan sắc hoàn hảo...

Đó là trường hợp của chị L.T.D (35 tuổi, tại Long Biên, Hà Nội). Đến nay, chị D. đã trải qua nhiều lần đại phẫu thẩm mỹ và tiểu phẫu, tiêm cấy, căng da.

Năm 2021, chị D. phẫu thuật nâng ngực và tạo hình thành bụng. Năm 2022, chị vào TPHCM đặt túi nâng cấp vòng ba. Tuy nhiên, vết mổ bị nhiễm trùng, chị phải đến bệnh viện tháo túi.

Thế nhưng theo thông tin chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Minh Nghĩa, Phụ trách Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai trong thời gian sửa chữa vòng ba bị biến chứng, người phụ nữ này vẫn liên tục làm thêm rất nhiều dịch vụ khác ở mắt, mí, mũi, căng da, tiêm filler… 

ThS. BS Nguyễn Minh Nghĩa kiểm tra sức khoẻ cho người bệnh sau khắc phục di chứng thẩm mỹ. (Ảnh: BSCC)

ThS. BS Nguyễn Minh Nghĩa kiểm tra sức khoẻ cho người bệnh sau khắc phục di chứng thẩm mỹ. (Ảnh: BSCC)

"Người phụ nữ này cho biết chi đến cả tỷ đồng nhưng bản thân luôn cảm thấy không ưng ý, chưa hoàn hảo. Gần đây nhất, chị D. đặt túi kèm theo tiêm filler vào vùng hõm mông với mong muốn vòng ba tròn đầy"- BS Nghĩa kể và cho biết thêm lần gặp bác sĩ, người phụ nữ đều băn khoăn hỏi bác sĩ còn chỗ nào cần chỉnh sửa để đẹp hơn không?

BS Nghĩa cho hay, trường hợp đam mê làm đẹp bằng dao kéo của người phụ nữ này không phải là hiếm, bản thân bác sĩ đã từng tiếp nhận không ít chị em nghiện thẩm mỹ, thực hiện việc làm đẹp liên tục.

Theo BS Nghĩa, nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay của người dân rất lớn và đó là nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, khi làm thẩm mỹ, khách hàng cần cân nhắc thận trọng, tham khảo và nghe tư vấn kỹ, tránh rơi vào hội chứng nghiện.

Nhiều trường hợp do quá kỳ vọng, thậm chí kỳ vọng phi thực tế vào một ca phẫu thuật làm đẹp, đến khi kết quả không như mong muốn, họ lại tìm mọi cách để làm lại với hy vọng đẹp hơn nữa. Tuy nhiên, việc sửa chữa quá đà khiến họ ngày càng kém hoàn thiện hơn.

Chuyên gia này cho rằng, phẫu thuật thẩm mỹ mang lại nhiều thay đổi, đẹp hơn nhưng không thể giải quyết được tất cả. 

"Làm đẹp khôn ngoan là biết cách làm đẹp thông minh, biết lựa chọn các dịch vụ an toàn và biết tìm kiếm, sử dụng các hạng mục phẫu thuật thẩm phù hợp. Mọi hình thức thẩm mỹ đều có nguy cơ biến chứng ít hay nhiều. Ngoài tốn kém, thiệt hại về tài chính, khách hàng còn bị ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý"- bác sĩ Nghĩa lưu ý, đồng thời thông tin bản thân bác sĩ đã phải "chữa lỗi" nhiều ca phẫu thuật thẩm mỹ hỏng.

Do đó, chuyên gia nhấn mạnh để tránh tiền mất tật mang mọi người khi có nhu cầu làm đẹp cần lựa chọn cơ sở uy tín và phải tìm hiểu kỹ về phương pháp, chất liệu làm đẹp và nguy cơ gặp phải. Các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ chỉ được làm các tiểu phẫu nhỏ. Khi nâng ngực, hút mỡ, đặt túi mông bắt buộc phải thực hiện tại bệnh viện. "Làm thẩm mỹ cần an toàn và đảm bảo có lộ trình rõ ràng, không thể nôn nóng"- BS Nghĩa nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau khi cắt môi trái tim tại spa, cô gái trẻ bị biến dạng môi, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng, viêm nhiễm rất nặng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Bình ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN