Nghẹt thở cứu sống nam thanh niên vỡ tim, thoát chết trong gang tấc

Sự kiện: Sống khỏe

Nam thanh niên (30 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bị vỡ tim do tai nạn giao thông, phun máu xối xả, thoát chết trong gang tấc.

Sáng sớm 21/5/2019, các bác sĩ Bệnh viện E đã căng mình nghẹt thở cứu sống một bệnh nhân nam (30 tuổi, ở Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, Hà Nội) bị vỡ tim do tai nạn giao thông, phun máu xối xả. Nam thanh niên thoát chết trong gang tấc. Ngay lập tức, các bác sĩ Bệnh viện E mổ cấp cứu và giành lấy sự sống trong ngang tấc cho bệnh nhân.

Vào lúc 2h sáng ngày 21/5/2019, nạn nhân bị tai nạn giao thông do đâm vào phía sau xe tải trên đường Võ Chí Công (theo hướng Hà Nội đi sân bay Nội Bài), gây vỡ túi khí trong xe.

Nghẹt thở cứu sống nam thanh niên vỡ tim, thoát chết trong gang tấc - 1

Nam thanh niên bị vỡ tim thoát chết trong gang tấc.

Sau tai nạn, nạn nhân rơi vào tình trạng lơ mơ, kích thích, da xanh, huyết áp tụt, đau ngực dữ dội, khó thở…, được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh viện E.

Ngay lập tức, các bác sĩ cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân trong tình trạng: đau vùng thành ngực trước, cảm giác khó thở, đồng tử giãn, đa chấn thương vùng ngực, xuất hiện bầm tím trước thân xương ức…

Các bác sĩ đã nghĩ ngay đến chấn thương ngực kín, không loại trừ khả năng bệnh nhân bị vỡ tim. Các bác sĩ đã chỉ định chụp cắt lớp vi tính 64 dãy lồng ngực, phát hiện trong lồng ngực bệnh nhân có dịch ngoài màng tim, gây ép tim, làm tim ngừng đập. Vì thế, các bác sĩ quyết định mổ tối cấp cứu cho bệnh nhân.

Nhận thấy tình hình khẩn cấp của bệnh nhân, các bác sĩ, điều dưỡng Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện E đã chuẩn bị sẵn sàng một lượng máu lớn và phòng mổ, gây mê... Một kíp bác sĩ thuộc khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E gồm TS.BS Nguyễn Công Hựu, ThS.BS Ngô Thành Hưng cũng nhanh chóng, khẩn trương mổ cấp cứu cho bệnh nhân.

Sau khi gây mê nội khí quản, các bác sĩ phẫu thuật tim mạch và lồng ngực mở ngực dọc đường giữa xương ức toàn bộ, mở màng ngoài tim giải phóng ép tim. Khi các bác sĩ mở màng ngoài tim, các bác sĩ phẫu thuật thấy trong lồng ngực có rất nhiều dịch và máu cục nên đã xử lý hút lượng máu tươi và máu cục khoảng hơn 3 lít máu. Các bác sĩ kiểm tra, xác định vết thương thấu ngực gây thủng phễu thất phải ngay dưới động mạch phổi với đường kính là 2 cm, đang phun máu xối xả…

Bệnh nhân lập tức được khâu vết thương tim và bổ sung 10 đơn vị hồng cầu khối (tương đương với 3.500ml) và 1.200ml plasma (yếu tố đông máu) cho bệnh nhân. Thực tế, một người bình thường có 5.000-6.5000ml máu thì để cứu sống bệnh nhân này, các bác sĩ đã phải truyền 4.200ml máu cho bệnh nhân…

ThS.BS Ngô Thành Hưng – người tham gia cấp cứu trực tiếp cho nam thanh niên cho biết: Sự nguy hiểm của vị trí vỡ tim của bệnh nhân là hiếm gặp. Đa phần bệnh nhân sẽ tử vong trước khi kịp cấp cứu vào bệnh viện. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, cộng thêm sự phối hợp tốt, nhịp nhàng giữa nhiều chuyên khoa: cấp cứu, phẫu thuật tim mạch, gây mê, hồi sức tích cực. Đến nay, tình trạng bệnh nhân đã dẫn ổn định.

GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, rất may mắn cho bệnh nhân này đã được đưa vào cấp cứu trong giờ trong ngưỡng thời gian “vàng” để cứu sống quả tim của bệnh nhân. Chỉ cần chậm hơn vài giây nam thanh niên này sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao do mất máu ồ ạt.

Nguyên nhân khó tin của cao huyết áp, nhồi máu cơ tim

Các nhà nghiên cứu Cambridge chứng minh một người có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh và biến chứng thuộc nhóm bệnh tim như...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN