Nếu không muốn mắc “bệnh điều hoà” nhất định phải làm 6 điều này

Sự kiện: Sống khỏe

“Bệnh điều hoà” không chỉ đơn giản là gây chóng mặt, nhức đầu, cảm lạnh mà còn có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm hơn như khó thở, tổn thương khớp,…

Thời tiết càng ngày càng oi bức, chỉ cần bước chân ra khỏi nhà là cứ như bước vào lò lửa. Lúc này, điều hoà đã trở thành thiết bị không thể thiếu của mỗi gia đình. Tuy nhiên nếu sử dụng điều hoà không đúng cách hoặc quá lạm dụng điều hoà có thể gây ra nhiều mối nguy cho sức khoẻ. “Bệnh điều hoà” không chỉ đơn giản là gây chóng mặt, nhức đầu, cảm lạnh mà còn có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm hơn như khó thở, tổn thương khớp,…

Nếu không muốn mắc “bệnh điều hoà” nhất định phải làm 6 điều này - 1

Để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ, hãy thực hiện 6 quy tắc này mỗi khi sử dụng điều hoà:

1. Đặt điều hoà ở 26 độ C

Đây là nhiệt độ thích hợp nhất được khuyên dùng khi sử dụng điều hoà, để có thể duy trì chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trởi ở mức từ 8-10 độ C. Đồng thời, 26 độ C cũng là mức nhiệt độ phù hợp để tránh mắc các bệnh về đường hô hấp, độ ẩm vẫn được duy trì để hạn chế khô da và tránh làm cho cơ thể bị sốc nhiệt khi ra khỏi phòng.

Nếu không muốn mắc “bệnh điều hoà” nhất định phải làm 6 điều này - 2

2. Mở cửa sổ thông gió sau mỗi 3 tiếng

Chúng ta thường đóng kín cửa phòng để điều hoà hoạt động được hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu các cửa sổ không được mở để thông gió trong vòng 3 tiếng đồng hồ, không khí trong nhà có thể trở nên ngột ngạt, không trong lành. Nếu trong vòng 6 tiếng không được lưu thông, không khí có thể bị ô nhiễm nghiêm trọng, đạt đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Nếu không muốn mắc “bệnh điều hoà” nhất định phải làm 6 điều này - 3

Do đó, khi bật điều hoà, nếu đóng kín cửa trong thời gian dài có thể khiến lượng oxy cung cấp trong phòng không đủ, dễ dẫn đến các triệu chứng như cảm lạnh, buồn ngủ, phản ứng chậm,… Cách tốt nhất là cứ sau mỗi 3 tiếng, chúng ta nên mở cửa sổ để gió thông thoáng, không khí trong phòng được lưu thông.

3. Điều chỉnh hướng gió hướng lên trên

Khi sử dụng điều hoà, cần phải hạn chế để gió điều hoà hướng thẳng trực tiếp vào người. Tốt nhất nên điều chỉnh hướng gió quay lên trên và để hơi lạnh luân chuyển từ trên xuống dưới. Khi mới bật điều hoà, bạn có thể sử dụng chế độ quạt ở tốc độ lớn để đẩy nhanh quá trình trao đổi nhiệt, giúp không khí trong phòng có thể nhanh chóng đạt tới nhiệt độ mong muốn. Khi đã cảm thấy thoải mái, bạn có thể cài đặt tốc độ gió ở mức thấp để giảm tiếng ồn và tiết kiệm điện năng.

Nếu không muốn mắc “bệnh điều hoà” nhất định phải làm 6 điều này - 4

4. Nên kết hợp sử dụng máy phun sương khi dùng điều hoà

Sau khi ở trong phòng điều hoà một thời gian dài, da và mắt chúng ta sẽ cảm thấy khô do không khí lạnh lấy đi độ ẩm và làm tăng tốc độ bay hơi của nước mắt, đồng thời nó cũng gây nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sử dụng máy phun sương trong phòng điều hoà là một cách giúp tăng độ ẩm trong không khí một cách hiệu quả. Nó có thể giúp cân bằng độ ẩm trong phòng, giải quyết tình trạng mất nước, khô da, khô đường hô hấp đối với những người ngồi trong phòng lạnh quá lâu. Nếu không có máy phun sương, các bạn có thể đặt một chậu nước trước cửa thông gió của điều hoà cũng có thể giúp tăng độ ẩm.

Nếu không muốn mắc “bệnh điều hoà” nhất định phải làm 6 điều này - 5

5. Ngủ nằm nghiêng

Khi ngủ với điều hoà vào ban đêm, chúng ta thường gặp phải tình trạng há to miệng để thở. Lúc này, bụi bẩn trong không khí dễ bị hít vào đường hô hấp, đi sâu vào vùng hầu họng. Do đó, nhiều người thường xuyên cảm thấy họng khô rát, khó nuốt sau khi ngủ dậy là vì vậy. Để khắc phục, bạn có thể thử nằm nghiêng khi ngủ để tránh thở bằng miệng, hạn chế bụi bẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ quan hô hấp.

Nếu không muốn mắc “bệnh điều hoà” nhất định phải làm 6 điều này - 6

6. Vệ sinh điều hoà định kỳ

Máy lạnh lâu ngày không được vệ sinh thường rất bẩn. Tổng số nấm mốc và vi khuẩn trong điều hoà không được làm sạch trong một năm thường gấp từ 3 – 6 lần bồn cầu. Cơ thể con người nếu hít phải những vi khuẩn, nấm mốc này sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp và gây ra những nguy cơ đe doạ sức khoẻ như viêm phổi và các bệnh mãn tính. Ngoài ra, bụi bẩn tích tụ cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát của điều hoà, làm tốn điện hơn.

Nếu không muốn mắc “bệnh điều hoà” nhất định phải làm 6 điều này - 7

Do đó, sau một khoảng thời gian dài không sử dụng hoặc trước mỗi hùa hè, chúng ta nên tiến hành lau chùi, vệ sinh các màng lọc ở cả dàn nóng và dàn lạnh. Điều này không chỉ giúp cho luồng không khí trong lành hơn mà còn nâng cao tuổi thọ của điều hoà, giúp điều hoà hoạt động ổn định và bền hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Những thói quen ăn uống ”phá nát” dạ dày, nhiều người Việt thường mắc phải

Có những thói quen hàng ngày, được lặp đi lặp lại nhiều lần, tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang dần “phá hủy” dạ dày của bạn. Thậm chí ‘tàn sát’ dần các bộ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo L.A (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN